Logistics đóng vai trò thiết yếu trong việc vận chuyển và phân phối hàng hóa, đồng thời là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của các doanh nghiệp trong bối cảnh kinh tế toàn cầu. Vậy logistics là gì và tại sao nó lại quan trọng đến vậy? Hãy cùng Viettel Post tìm hiểu chi tiết về khái niệm, vai trò, các loại hình logistics và các yếu tố ảnh hưởng đến lĩnh vực này ngay trong bài viết dưới đây!
1. Logistics là gì?
Theo Hội đồng các chuyên gia Quản trị Chuỗi cung ứng Hoa Kỳ (CSCMP – Council of Supply Chain Management Professionals): “Logistics được định nghĩa là một bộ phận của chu trình chuỗi cung ứng, bao gồm các quá trình hoạch định kế hoạch, thực hiện và kiểm soát một cách hiệu quả việc dự trữ và lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ, thông tin hai chiều giữa điểm khởi đầu và điểm tiêu dùng nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng”.
Chi tiết hơn, logistics là một trong những ngành “dịch vụ hậu cần”, được hiểu đơn giản nhất là quá trình chuẩn bị hàng hóa, sắp xếp, đóng gói, kẻ ký mã hiệu và bảo quản hàng hóa, vận chuyển hàng hóa ra cảng và làm thủ tục thông quan xuất khẩu hoặc nhập khẩu cho hàng (Tào Thị Hải, 2020).
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu hóa, logistics đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh. Vì vậy, các nhà bán lẻ, nhà sản xuất và phân phối luôn tìm cách cải thiện quy trình logistics để đáp ứng nhu cầu khách hàng về thời gian giao hàng.
2. Vai trò của logistics trong kinh tế
Logistics đóng một vai trò không thể thiếu trong nền kinh tế hiện đại, và dưới đây là những ảnh hưởng và đóng góp chính của nó:
- Tăng cường hiệu quả chuỗi cung ứng: Logistics giúp tối ưu hóa chuỗi cung ứng bằng cách đảm bảo hàng hóa được di chuyển hiệu quả và đúng thời gian từ nhà cung cấp đến tay người tiêu dùng. Điều này không chỉ giảm chi phí tồn kho mà còn nâng cao linh hoạt trong sản xuất và phân phối.
- Hỗ trợ thương mại quốc tế: Đảm bảo hàng hóa vận chuyển xuyên biên giới một cách an toàn và hiệu quả. Hệ thống logistics phát triển giúp mở rộng thị trường, thúc đẩy xuất nhập khẩu, tạo cơ hội cho doanh nghiệp tiếp cận thị trường toàn cầu.
- Tạo việc làm, thúc đẩy phát triển kinh tế: Ngành logistics tạo ra nhiều cơ hội việc làm trong các lĩnh vực như vận tải, kho bãi, quản lý chuỗi cung ứng và các dịch vụ hỗ trợ khác. Điều này góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế bằng cách thúc đẩy hoạt động sản xuất và thương mại.
- Duy trì ổn định và an toàn cho nền kinh tế: Logistics đảm bảo cung cấp liên tục các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, thuốc men, đặc biệt trong các tình huống khẩn cấp như thiên tai hoặc dịch bệnh.
- Hỗ trợ phát triển bền vững: Logistics đang dần chuyển hướng sang phát triển bền vững bằng cách áp dụng công nghệ xanh và cải thiện quy trình vận chuyển để giảm thiểu tác động đến môi trường.
Nhờ vào những đóng góp này, logistics không chỉ là một phần thiết yếu của nền kinh tế mà còn là động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển và ổn định của xã hội.
3. Có bao nhiêu loại hình logistics?
Logistics được chia thành nhiều loại hình khác nhau dựa trên chức năng và phạm vi hoạt động. Các loại hình logistics phổ biến bao gồm:
- Logistics đầu vào (Inbound Logistics): Đây là việc tiếp nhận và lưu trữ nguyên vật liệu từ nhà cung cấp đến doanh nghiệp. Mục tiêu của loại hình này là tối ưu hóa giá trị, thời gian, và chi phí sản xuất. Việc này cần được quản lý chặt chẽ để đảm bảo quy trình sản xuất diễn ra suôn sẻ.
- Logistics đầu ra (Outbound Logistics): Bao gồm các hoạt động lưu kho, phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Mục tiêu là tối ưu hóa thời gian, địa điểm và chi phí, nhằm giảm giá thành sản phẩm và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
- Logistics ngược (Reverse Logistics): Đây là quy trình thu hồi sản phẩm lỗi, phế phẩm hoặc phế liệu phát sinh trong quá trình phân phối, với mục đích tái chế hoặc xử lý chúng.
Mỗi loại hình logistics có vai trò riêng biệt, đóng góp vào việc tối ưu hóa chuỗi cung ứng và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
4. Các hoạt động chính trong logistics
Logistics là cầu nối giúp đưa hàng hóa đến tay người tiêu dùng nhanh nhất. Hoạt động logistics bao gồm vận tải hàng hoá xuất nhập khẩu, quản lý đội tàu, kho bãi, nguyên vật liệu, thực hiện đơn hàng, quản lý tồn kho, hoạch định cung cầu. Các hoạt động chính trong dịch vụ logistics chi tiết như sau:
- Quản lý chuỗi cung ứng: Điều phối và quản lý toàn bộ chuỗi cung ứng từ việc mua nguyên liệu đến khi giao hàng cho khách. Bao gồm lập kế hoạch, tổ chức và kiểm soát tất cả các bước trong quá trình cung ứng.
- Quản lý kho bãi: Xây dựng và duy trì hệ thống kho bãi. Đồng thời, quản lý hàng tồn, tiếp nhận, lưu trữ và phân phối hàng hóa.
- Vận tải: Lên kế hoạch và điều phối các hoạt động vận chuyển hàng hóa từ điểm xuất phát đến điểm đích. Từ việc chọn phương thức vận chuyển (đường bộ, đường sắt, hàng không, hay đường biển), tối ưu hóa lộ trình cho đến đảm bảo hiệu quả chi phí.
- Xử lý đơn hàng: Nhận và xử lý đơn hàng từ khách hàng, bao gồm chuẩn bị hàng hóa, đóng gói và tổ chức giao hàng.
- Quản lý đơn hàng: Theo dõi và xử lý đơn hàng từ khi nhận cho đến khi giao hàng xong. Cập nhật trạng thái đơn hàng và giải quyết các vấn đề phát sinh.
- Dịch vụ khách hàng: Cung cấp thông tin và giải đáp thắc mắc của khách hàng liên quan đến đơn hàng, vận chuyển và các vấn đề khác về logistics.
5. Yếu tố ảnh hưởng đến logistics
Logistics bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Các yếu tố chính bao gồm:
5.1. Công nghệ AI
Theo nghiên cứu toàn cầu, thị trường hậu cần AI dự đoán sẽ tăng từ 412 triệu USD lên 13.948 triệu USD vào năm 2032, tốc độ CAGR là 43.5%. Tiềm năng của AI nằm ở khả năng sáng tạo, giảm thiểu tình trạng tồn khó, tối ưu các tuyến giao hàng và xác định rủi ro, tăng cường nguồn lực phân bổ mang lại những thay đổi lớn về năng suất.
Ứng dụng AI tổng hợp hứa hẹn mang đến những cải tiến về giao tiếp theo thời gian thực, thông qua chatbot, trợ lý ảo. Điều này có thể dự báo về những gián đoạn trong chuỗi cung ứng, góp phần giải quyết vấn đề sai lệch tuyến đường, thời tiết bất thường, vi phạm thỏa thuận cấp độ dịch vụ.
5.2. Xu hướng giao hàng nhanh
Nhu cầu cao về thương mại điện tử và xu hướng giao hàng siêu tốc trong vòng 1 giờ đang ngày càng phổ biến. Ở Mỹ, các ông lớn như Gopuff, Instacart và Getir đang đầu tư mạnh vào lĩnh vực này, với doanh thu dự đoán tăng lên 30,8 tỷ USD trong năm 2024. Hiện tượng này không chỉ xuất hiện ở Mỹ mà còn đang lan rộng ra Trung Đông và Indonesia.
Sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử đang làm thay đổi toàn bộ bối cảnh logistics. Điều này xuất phát từ chính những thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng và nhu cầu ngày càng cao về giao hàng cực nhanh.
Không đứng ngoài xu hướng, Viettel Post luôn dành trọn tâm huyết để mang đến những dịch vụ chuyển phát nhanh trong nước và quốc tế, dịch vụ Logistics, dịch vụ Fulfillment, dịch vụ thương mại tốt nhất cả về chất lượng lẫn tốc độ. Nhờ đó, người bán hàng bán được nhiều hơn, người mua hàng an tâm, hài lòng hơn.
5.3. Pháp luật và chính sách
Mô hình hậu cần sử dụng ít tài sản đang dần được ưa chuộng. Điều này thúc đẩy các doanh nghiệp ngày càng nhấn mạnh vào trải nghiệm của khách hàng, giảm bớt sự phụ thuộc vào tài sản vật chất, dẫn đến giảm chi phí hoạt động.
Ước tính khoảng 67.5% công ty toàn cầu lựa chọn các dịch vụ hậu cần bên thứ ba (3PL) để xử lý những hoạt động vận tải, 63,5% thuê ngoài hệ thống kho bãi.
Nhờ chuyển đổi số, Viettel Post mở rộng phục vụ số lượng khách khổng lồ, giúp gia tăng thị phần và nâng cao trải nghiệm khách hàng. Trung tâm Logistics tự động miền Nam của Viettel Post đã giúp tiết kiệm đến 91% nhân lực.
Ứng dụng nhiều công nghệ hiện đại, trung tâm fulfillment của Viettel Post cung cấp đầy đủ dịch vụ nhập hàng vào kho, lưu kho, xử lý đơn hàng, dán nhãn, xuất hàng, chia chọn, vận chuyển bằng việc ứng dụng công nghệ robot AGV vận chuyển và lưu trữ tự động, sắp xếp hàng hóa và điều phối đơn một cách ngẫu nhiên dựa theo tối ưu đường đi.
5.4. Môi trường
Năm 2024, ngành logistics tập trung vào chi phí, công suất, dịch vụ, đặc biệt là lượng khí thải carbon. Tại các doanh nghiệp logistics toàn cầu, giảm lượng khí thải carbon được ưu tiên hàng đầu.
Theo đó, Mỹ là nước đóng góp lớn vào lượng khí thải giao thông vận tải, dự kiến sẽ triển khai nhiều sáng kiến mạnh mẽ hơn nhằm giảm lượng khí thải carbon năm 2024. Tại Indonesia thì đang đạt được tiến bộ nhờ nhu cầu bền vững của người dùng. Trong khí Ấn Độ ngược lại, họ phải đối mặt với thách thức về tính bền vững, nhưng các doanh nghiệp logistics đang tích cực đầu tư giải pháp nhằm giảm lượng khí thải carbon.
6. Những điểm nổi bật của dịch vụ logistics Viettel Post
Từ sự thấu hiểu sâu sắc những trăn trở của khách hàng đối với dịch vụ vận chuyển, Viettel Post không ngừng cải tiến để mang đến dịch vụ tốt hơn, hành trình dễ dàng hơn, giúp bạn an tâm khi gửi gắm hàng hoá.
Năm 2024, Viettel Post tập trung đẩy mạnh kinh doanh các nhóm dịch vụ trọng yếu trong lĩnh vực chuyển phát và logistics. Viettel Post có lợi thế khi sở hữu nguồn lực dồi dào, ứng dụng công nghệ hiện đại, mạng lưới bưu cục rộng khắp 63+ tỉnh thành với hơn 2.200 bưu cục, cửa hàng, 6.000 đại lý thu gom, 6 trung tâm khai thác, 1.000 kho vệ tinh tại các tỉnh thành, thường xuyên được đầu tư, nâng cấp.
Mở rộng thị trường tại nước ngoài, Viettel Post đẩy mạnh mạng lưới với 2 : Viettel Post Campuchia và Viettel Post Myanmar. Lực lượng lao động cốt lõi của doanh nghiệp có hơn 22.000 nhân sự.
Nguồn dữ liệu lớn (Big Data) tại Viettel Post bao gồm kho dữ liệu khổng lồ từ nhiều nguồn khác nhau được tạo ra bởi công nghệ IoT kết hợp trí tuệ nhân tạo AI để xử lý kho dữ liệu Data Lake, xuất báo cáo phân tích tự động, báo cáo định kỳ, phân tích thị trường, phân tích nhu cầu của khách hàng,…
Theo đó, việc tự động hóa kho hàng, xử lý đơn hàng tại Viettel Post sẽ thông minh hơn với các công nghệ, băng chuyền chia chọn tự động, robot lấy hàng, đóng gói tự động giúp tăng năng suất xử lý, giảm thiểu sai sót.
Với sự phát triển của công nghệ và nhu cầu ngày càng cao của thị trường, dịch vụ logistics ngày càng trở nên đa dạng và phức tạp hơn. Viettel Post được đánh giá là doanh nghiệp tiên phong chuyển đổi số trong ngành logistics Việt Nam và được kỳ vọng là cánh chim đầu đàn giúp thay đổi diện mạo ngành Bưu chính chuyển phát số tại Việt Nam trong tương lai không xa.