Phân loại hàng hoá là gì? Quy trình phân loại hàng hoá tại Viettel Post

Phân loại hàng hóa không chỉ giúp tối ưu quy trình vận chuyển mà còn đảm bảo an toàn cho đơn hàng khi đến tay người nhận. Viettel Post đã xây dựng và áp dụng quy trình phân loại hàng hóa tự động, giúp giảm thiểu thời gian xử lý và nâng cao độ chính xác. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về phân loại hàng hóa là gì cũng như cách mà Viettel Post thực hiện quy trình này nhằm mang lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.

1. Khái niệm phân loại hàng hoá

Phân loại hàng hóa là quá trình chia hàng hóa thành các nhóm, dựa trên những đặc điểm chung như kích thước, trọng lượng, địa chỉ giao hàng, tính chất đặc thù (hàng dễ vỡ, thực phẩm đông lạnh, hàng hóa nguy hiểm,…). Việc phân loại nhằm để xác định tên gọi, mã số hàng hóa (mã HS Code) theo quy định về danh mục hàng hóa xuất, nhập khẩu tại Việt Nam.

Quá trình phân loại không chỉ giúp tối ưu thời gian mà còn tạo ra sự đồng bộ và trơn tru trong mọi khâu từ khi tiếp nhận hàng đến lúc giao hàng tận tay người nhận. Tại Viettel Post, đây là bước vô cùng quan trọng để đảm bảo các kiện hàng được xử lý, vận chuyển và giao nhận một cách nhanh chóng và chính xác.

2. Mục đích của việc phân loại hàng hoá

Phân loại hàng hóa đóng vai trò như “chìa khóa vàng” trong việc tối ưu chuỗi cung ứng. Mục đích của việc phân loại hàng hóa cụ thể như sau:

  • Tăng hiệu suất vận chuyển: Khi hàng hóa được phân loại, chúng sẽ được vận chuyển theo lộ trình tối ưu nhất, từ đó giảm thời gian vận chuyển và chi phí nhiên liệu, nâng cao chất lượng dịch vụ.
  • Đảm bảo an toàn cho hàng hóa: Một kiện hàng dễ vỡ không nên nằm cạnh những sản phẩm cồng kềnh hay nặng nề. Phân loại giúp bảo vệ hàng hóa tránh khỏi rủi ro hư hỏng trong quá trình vận chuyển.
  • Tăng tính chính xác khi giao hàng: Hàng hóa được phân loại theo khu vực, địa điểm giao hàng sẽ giúp việc điều phối lộ trình trở nên dễ dàng hơn, đảm bảo giao đúng người, đúng nơi và đúng giờ.
  • Tối ưu hóa kho bãi: Nhờ việc phân loại, việc sắp xếp và quản lý hàng hóa trong kho trở nên có hệ thống hơn, tiết kiệm diện tích và thời gian tìm kiếm.
mục đích phân loại hàng hoá

                           Phân loại hàng hóa là quy trình bắt buộc, giúp tối ưu chuỗi cung ứng

3. Nguyên tắc phân loại hàng hóa 

Phân loại hàng hóa là quy trình quan trọng và không thể thiếu trong xuất nhập khẩu và dịch vụ chuyển phát. Việc phân loại giúp tối ưu hoá quy trình vận chuyển, lưu kho, đảm bảo hàng hóa an toàn và đến tay người nhận một cách hiệu quả nhất. Để đạt được điều đó, các nguyên tắc phân loại hàng hoá cần được tuân thủ một cách chặt chẽ và khoa học.

3.1. Theo đặc tính vật lý của hàng hoá 

  • Kích thước và trọng lượng: Dựa trên yếu tố này để đảm bảo quá trình lưu kho, xếp dỡ và vận chuyển phù hợp. Đối với hàng nặng, cồng kềnh như máy móc, thiết bị công nghiệp, các công ty nhập khẩu và chuyển phát thường có quy định riêng biệt xử lý vận chuyển.
  • Tính chất vật lý đặc biệt: Những hàng hoá có yêu cầu bảo quản đặc biệt như thực phẩm đông lạnh, hoá chất dễ cháy nổ hoặc dễ vỡ phải được xử lý và lưu trữ trong điều kiện phù hợp, đảm bảo an toàn trong suốt quá trình vận chuyển.

3.2. Theo loại hình hàng hoá 

  • Hàng thông thường: Như hàng tiêu dùng, quần áo, đồ gia dụng được xử lý theo quy trình thông thường.
  • Hàng đặc biệt: Như đồ điện tử, đồ dễ hỏng, hàng dễ vỡ hoặc các tài liệu quan trọng cần được đóng gói kỹ càng, bảo mật và bảo quản đặc biệt để tránh hỏng hóc, thất lạc.
  • Hàng nguy hiểm: Đối với những loại hàng thuộc nhóm nguy hiểm, có nguy cơ cháy nổ như hoá chất, khí nén,… cần được phân loại và vận chuyển theo tiêu chuẩn an toàn nghiêm ngặt. Các quy định cụ thể được áp dụng nhằm đảm bảo sự an toàn cao nhất cho tất cả các bên tham gia vào vận chuyển.

>> Tham khảo ngay Bảng phân loại hàng hoá đặc biệt tại Viettel Post

3.3. Theo mã HS Code

  • Định danh và mã hoá hàng hoá: Trong xuất nhập khẩu, mã HS được áp dụng trên phạm vi toàn cầu để thống nhất cách phân loại, hỗ trợ quá trình kiểm tra hải quan, tính thuế và áp dụng chính sách quản lý xuất/ nhập khẩu được quy định bởi Tổ chức Hải Quan thế giới (WCO)
  • Đảm bảo chính xác khi khai báo hải quan: Mỗi loại hàng hóa đều cần được khai báo đúng mã HS để quá trình kiểm tra và thông quan suôn sẻ, nhanh chóng. Việc khai báo sai mã có thể dẫn đến các vấn đề pháp lý như phạt hành chính, trì hoãn thông quan,..

3.4. Theo nhu cầu và yêu cầu của khách hàng 

  • Đặc thù ngành hàng: Đối với doanh nghiệp có sản phẩm đặc thù, quy trình phân loại cần được điều chỉnh phù hợp với tính chất ngành hàng.
  • Theo tốc độ vận chuyển và loại hình dịch vụ: Những hàng hoá có yêu cầu giao hoả tốc sẽ được ưu tiên phân loại và xử lý trước để đáp ứng yêu cầu thời gian của khách hàng.

3.5. Dựa trên công nghệ 

  • Sử dụng mã vạch và QR Code: Hình thức này giúp tự động hoá quá trình phân loại hàng hoá, Thông qua mã hoá, nhân viên có thể dễ dàng theo dõi thông tin xuất xứ, đặc tính và lịch trình giao nhận của từng sản phẩm.
  • Ứng dụng AI: Một số doanh nghiệp vận chuyển ứng dụng công nghệ AI để cải thiện quy trình phân loại, xử lý các dữ liệu lớn về hàng hoá giúp tối ưu thời gian hơn.

4. Quy trình phân loại hàng hoá tại Viettel Post

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng về tốc độ và độ chính xác trong chuyển phát, Viettel Post đã xây dựng một quy trình phân loại hàng hóa chuyên nghiệp, kết hợp công nghệ tiên tiến và các phương pháp quản lý hiện đại

4.1. Phân loại hàng hóa tại Viettel Post

Tại Viettel Post, quy định chung về phân loại hàng hóa được xây dựng dựa trên mục tiêu tối ưu quy trình vận chuyển, đảm bảo an toàn và nâng cao trải nghiệm khách hàng. Dưới đây là các quy định cơ bản trong việc phân loại hàng hóa:

Danh mục hàng gửi không điều kiện

  • Tài liệu, thư từ
  • Các hàng mẫu (mẫu vải, mẫu sắt, mẫu thép,..)
  • Hàng điện tử ko nam châm từ tính,
  • Quần áo giày dép mới ko thương hiệu ko giả nhái nhãn mác
  • Hàng mây tre đan đã là thành phẩm

Danh mục hàng gửi bị hạn chế

  • Đồ uống có cồn
  • Sản phẩm động vật, không thuần hóa (ví dụ: khảm xà cừ, dây đeo đồng hồ bằng da rắn)
  • Các mặt hàng có giá trị cao/hiếm có

Danh mục hàng gửi bị cấm

  • Đạn dược (trừ khi được đề cập rõ ràng trong “Biểu phí/Điều khoản và Điều kiện Dịch vụ của UPS – Hoa Kỳ” bắt đầu từ trang 7)
  • Hóa đơn ngân hàng, giấy bạc hoặc tiền (không phải tiền xu)
  • Thi hài, hài cốt được hỏa táng hoặc khai quật
  • Pháo hoa
  • Chất thải nguy hại
  • Ngà voi
  • Cần sa, bao gồm cả cần sa dùng làm thuốc
  • Tem bưu chính
  • Vây cá mập
  • Các lô hàng bị pháp luật cấm

4.2. Quy trình phân loại hàng hóa tại Viettel Post

Quy trình phân loại hàng hóa tại Viettel Post tập trung vào sự tự động hóa và công nghệ hiện đại hướng đến mục tiêu tối ưu hiệu suất. Viettel Post vừa đưa vào hoạt động tổ hợp công nghệ chia chọn thông minh đầu tiên trong nước, đánh dấu bước tiến tiên phong về công nghệ logistics tại Việt Nam.

Đây là tổ hợp sử dụng robot và hệ thống tự động hoá cao cấp, với mục tiêu cách mạng hoá quá trình phân loại và vận chuyển hàng hoá.

Viettel Post chuyên nghiệp và dẫn đầu xu hướng tự động hóa trong logistics

Tổ hợp chia chọn thông minh của Viettel Post được đánh giá là một trong những hệ thống tiên tiến bậc nhất Việt Nam, với công nghệ hiện đại:

  • Robot tự hành (AGV): Đây là công nghệ robot tự hành đầu tiên được triển khai tại Việt Nam. Robot AGV di chuyển tự động để phân loại hàng hoá mà không cần sự can thiệp trực tiếp của con người, đảm bảo tốc độ và chính xác.
  • Hệ thống chia chọn Wheel Sorter Matrix và Cross-belt Sorter: Các hệ thống này giúp phân chia và di chuyển hàng hóa một cách mượt mà và hiệu quả. Hệ thống Wheel Sorter Matrix có khả năng xử lý hàng hóa lớn, trong khi Cross-belt Sorter là hệ thống băng tải chuyên dụng, giúp phân loại hàng hóa nhanh chóng, nâng cao năng suất.

Công suất vượt trội, tỉ lệ sai sót gần như bằng 0 

Với hơn 40 cổng xuất/ nhập hàng và gần 1200 cổng chia, tổ hợp công nghệ này có thể xử lý đến 1.4 triệu bưu phẩm/ ngày. Con số này không chỉ tăng 40% công suất so với trước mà còn giúp nâng khả năng chịu tải của hệ thống lên tới 4 triệu bưu phẩm/ ngày, tương đương với 50% dung lượng hàng hóa thương mại điện tử tại Việt Nam.

Việc đạt tỉ lệ sai sót gần như bằng 0 cùng khả năng rút ngắn thời gian chuyển phát từ 8 – 10 giờ đã giúp tăng sản lượng lên gấp 3,5 lần và giảm đáng kể các chi phí phát sinh không cần thiết.

Việc ứng dụng công nghệ chia chọn thông minh đã mở ra một bước tiến mới cho Viettel Post. Không chỉ giúp rút ngắn thời gian và tăng cường độ chính xác, tổ hợp này còn tối ưu hoá chi phí nhân sự và mang đến sự an tâm cho khách hàng trong hành trình chuyển phát.

Quy trình phân loại hàng hóa tại Viettel Post

  Với sự hỗ trợ của công nghệ tự động, Viettel Post đã rút ngắn thời gian xử lý đơn hàng từ 4 – 6 giờ

5. Những câu hỏi thường gặp 

5.1 Viettel Post có phân loại hàng hóa tự động không?

Viettel Post sử dụng các công nghệ phân loại tự động như robot AGV, Wheel Sorter và Cross-belt Sorter để xử lý khối lượng hàng hóa lớn mỗi ngày, giúp giảm thiểu thời gian và sai sót trong quá trình vận hành.

5.2 Tôi có thể theo dõi quá trình phân loại và vận chuyển hàng hóa của mình không? 

Khách hàng có thể theo dõi tình trạng đơn hàng của mình qua ứng dụng hoặc website của Viettel Post, từ giai đoạn tiếp nhận đến khi giao hàng thành công.

5.3 Có yêu cầu đặc biệt nào đối với việc phân loại hàng hóa quốc tế không? 

Hàng hóa quốc tế cần tuân thủ quy định về mã HS, chứng từ xuất nhập khẩu và các yêu cầu liên quan đến quy định hải quan và thuế tại quốc gia xuất hoặc nhập khẩu.

Với quy trình phân loại hàng hóa hiện đại, Viettel Post không chỉ đảm bảo tính chính xác trong từng khâu xử lý mà còn rút ngắn thời gian vận chuyển, nâng cao hiệu quả phục vụ khách hàng. Điều này thể hiện cam kết của Viettel Post trong việc mang đến trải nghiệm logistics chuyên nghiệp và đáng tin cậy.