Khi nhu cầu vận chuyển hàng hóa tăng cao, việc tìm kiếm giải pháp vận chuyển tiết kiệm và linh hoạt đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là những đơn vị có lượng hàng nhỏ lẻ. Vừa hay, hình thức vận chuyển hàng lẻ LCL trở thành giải pháp tối ưu chi phí và thuận tiện để giao hàng mà không phải chờ đủ nguyên container. Vậy LCL là gì? Cùng Viettel Post tìm hiểu chi tiết ngay dưới đây!
1. LCL là gì?
LCL (Less than Container Load) là thuật ngữ dùng để chỉ hình thức vận chuyển hàng lẻ đường biển, khi lượng hàng hóa nhập khẩu hoặc xuất khẩu của bạn không đủ để lấp đầy một container đầy đủ.
Với LCL, các đơn vị vận chuyển sẽ ghép nhiều lô hàng từ các khách hàng khác nhau vào cùng một container để tối ưu hóa không gian và chi phí. Đây là lựa chọn phổ biến cho các doanh nghiệp có nhu cầu gửi hàng với số lượng nhỏ, đặc biệt là trong vận chuyển quốc tế.
Vậy LCL trong xuất nhập khẩu là gì?
Trong xuất nhập khẩu, LCL là hình thức vận chuyển hàng hóa quốc tế phổ biến được các doanh nghiệp vừa và nhỏ lựa chọn khi có nhu cầu xuất khẩu các lô hàng có khối lượng nhỏ.
Thay vì phải thuê trọn một container, LCL cho phép doanh nghiệp chia sẻ cước vận chuyển với các lô hàng khác để đảm bảo quá trình logistic diễn ra nhanh chóng nhưng vẫn đảm bảo tuân thủ đúng các quy định về hải quan.
Xem thêm: Dịch vụ chuyển phát 6 chuyên tuyến quốc tế tại Viettel Post
2. Ưu điểm của vận chuyển hàng lẻ LCL
Vận chuyển hàng lẻ (LCL) mang đến các ưu điểm giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay linh hoạt hơn trong quản lý quá trình logistics và dễ dàng tiếp cận thị trường quốc tế với mức chi phí tiết kiệm. Dưới đây là những lợi ích nổi bật khi lựa chọn vận chuyển hàng lẻ LCL:
2.1. Tối ưu không gian container
Vận chuyển hàng lẻ LCL tận dụng triệt để không gian trong container, giúp quá trình logistic trở nên linh hoạt hơn.
Thay vì phải đợi đủ hàng để vận chuyển, các doanh nghiệp có thể gửi hàng ngay khi cần thiết mà vẫn đảm bảo tính hiệu quả nhờ ghép hàng cùng với nhiều lô hàng khác. Điều này phù hợp cho những doanh nghiệp nhỏ lẻ hoặc khi cần gửi hàng gấp.
2.2. Tiết kiệm chi phí
Vì bạn chỉ trả tiền cho phần không gian mà hàng hóa của mình chiếm dụng, LCL mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Không phải chịu chi phí thuê trọn container vì bạn có thể chia sẻ chi phí với những người gửi khác, giúp tiết kiệm đáng kể trong khi vẫn đảm bảo hàng hóa được giao đến đúng nơi.
2.3. Thời gian vận chuyển ngắn hơn
Khi sử dụng dịch vụ LCL, bạn không cần phải chờ đợi đến khi hàng đủ số lượng để thuê nguyên container, do đó thời gian vận chuyển sẽ nhanh hơn. Điều này giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa không cần phải tích trữ quá nhiều hàng hóa và vẫn có thể xuất khẩu hoặc nhập khẩu kịp thời.
2.4. Giảm chi phí lưu trữ
Với LCL, doanh nghiệp không cần phải lưu trữ lượng lớn hàng hóa để đủ nguyên container. Điều này giúp tiết kiệm chi phí lưu kho, đồng thời giảm thiểu rủi ro lưu kho lâu ngày dẫn đến hàng hóa bị giảm chất lượng hoặc gặp vấn đề về bảo quản.
3. Quy trình giao nhận hàng lẻ LCL
Sẽ có nhiều khách hàng thắc mắc về quy trình giao hàng nhận lẻ LCL bao gồm những quy trình nào, các bước diễn ra như thế nào. Vì vậy Viettel Post đã cung cấp thông tin chi tiết về hai quy trình nhập khẩu và xuất khẩu hàng lẻ LCL.
3.1. Quy trình xuất khẩu
- Nhận đơn và chuẩn bị hàng hóa: Khách hàng liên hệ với đơn vị vận chuyển để cung cấp thông tin về hàng hoá cần gửi và nhu cầu xuất khẩu.
- Giao hàng tại kho: Hàng hóa được đưa đến kho tập kết của dịch vụ vận chuyển. Tại đây, hàng hóa sẽ được phân loại và gộp chung với các lô hàng khác từ các doanh nghiệp khác để tạo thành một lô hàng đầy đủ cho một container.
- Xử lý và gửi Container: Sau khi các lô hàng được gom lại, sẽ được đóng vào container. Container sau đó sẽ được chuyển đến cảng để thực hiện các thủ tục hải quan xuất khẩu.
- Thủ tục hải quan: Đơn hàng phải trải qua kiểm tra và làm thủ tục hải quan tại cảng xuất. Các giấy tờ như hóa đơn thương mại và chứng từ xuất khẩu sẽ được kiểm tra để đảm bảo sự hợp lệ và đầy đủ.
- Vận chuyển và giao hàng đến cảng đích: Container đến cảng đích, hoàn tất thủ tục hải quan tại điểm đến. Hàng lẻ của khách hàng được tách ra và giao đến đúng địa chỉ.
3.2. Quy trình nhập khẩu
- Nhận Container: Đơn vị vận chuyển nhận hàng từ cảng xuất và tiến hành vận chuyển container LCL về Việt Nam.
- Thủ tục hải quan: Sau khi hàng cập cảng, đơn vị vận chuyển sẽ làm thủ tục hải quan để nhập khẩu.
- Lưu kho và phân loại: Hàng lẻ được bóc tách và phân phối về kho của từng khách hàng, đảm bảo hàng đến tay đúng nơi yêu cầu.
4. Cách tính cước vận chuyển hàng lẻ LCL
Cước vận chuyển hàng lẻ LCL là một trong những yếu tố quan trọng mà các doanh nghiệp cần nắm rõ khi lựa chọn hình thức vận chuyển này. Cước phí LCL thường phức tạp hơn so với cước vận chuyển nguyên container (FCL) và có thể thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố.
4.1. Yếu tố ảnh hưởng đến cước phí LCL
- Khối lượng hàng hoá (kg, tấn): Số lượng càng lớn, cước phí càng cao
- Thể tích hàng hoá (CBM): Thể tích hàng hóa cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến cước phí.
- Nơi xuất xứ và điểm đến: Khoảng cách vận chuyển càng xa, cước phí càng cao.
- Loại hàng hóa: Hàng hóa đặc biệt, hàng nguy hiểm, hàng dễ vỡ… sẽ có mức phí cao hơn.
- Thời gian vận chuyển: Thời gian vận chuyển càng nhanh, cước phí càng cao.
- Phụ phí: Có thể có các phụ phí phát sinh như phí bốc xếp, phí hải quan, phí bảo hiểm…
4.2. Tính cước vận chuyển LCL
Tuỳ thuộc vào công ty vận chuyển, tuyến hành trình và phương thức vận chuyển mà quy định về cách quy đổi vận chuyển LCL khác nhau:
- Cước phí vận chuyển LCL, thông thường sẽ tính: 1 CBM = 1000kg. (tuỳ vào đơn vị vận chuyển).
- Phí khai thác của các kho CFS, thông thường sẽ tính 1CBM = 500kg, tuỳ vào kho CFS.
Ví dụ: Lô hàng có trọng lượng là 3000 kg và thể tích là 4 CBM
- Thể tích của lô hàng: 4 CBM.
- Trọng lượng cân nặng của lô hàng: 3000kg = 3 tấn = 3MT
=> Cước phí vận chuyển CLC được tính: 3RT (W/M) X Cước vận chuyển LCL
Trong đó: RT (Revenue Ton), W/M (Weight or measurement) là đơn vị trung gian để tính cước vận chuyển LCL.
5. Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian vận chuyển LCL
Khi vận chuyển hàng lẻ, thời gian vận chuyển có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Hiểu được những yếu tố này sẽ giúp bạn dự đoán và quản lý tốt lịch trình vận chuyển, đảm bảo hàng hóa đến đúng hạn. Những yếu tố ảnh hưởng đến thời gian vận chuyển bao gồm:
- Khoảng cách địa lý: Khoảng cách giữa điểm xuất phát và điểm đến ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian vận chuyển.
- Đóng gói và xử lý hàng hoá: Hàng hoá không được bảo quản, đóng gói đúng cách có thể bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển, dẫn đến việc phải kiểm tra và xử lý lại, làm chậm thời gian giao hàng.
- Thời gian xử lý hải quan: Nếu thủ tục hải quan diễn ra nhanh chóng, hàng hóa sẽ được giao nhận nhanh hơn.
- Thời tiết và tình hình vận tải: Các yếu tố ngoại cảnh như thời tiết xấu, thiên tai, bão lũ hoặc tình trạng kẹt cảng cũng có thể làm kéo dài thời gian vận chuyển.
Có thể thấy, LCL đang ngày càng chứng tỏ đây là lựa chọn thông minh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, giúp họ tối ưu không gian, tiết kiệm chi phí và đảm bảo thời gian vận chuyển hàng hóa quốc tế. Qua bài viết, chắc hẳn bạn đã hiểu rõ về hình thức vận chuyển LCL cũng như cách tính và các yếu tố ảnh hưởng, dễ dàng lên kế hoạch vận chuyển phù hợp giúp tối ưu quy trình kinh doanh.