Đối với những doanh nghiệp mới tiếp cận lĩnh vực xuất nhập khẩu, thì “Forwarder” chắc hẳn là một khái niệm còn khá mới. Tuy nhiên đây lại là trợ thủ đắc lực của không ít các doanh nghiệp lớn nhỏ trong ngành logistics hiện nay. Vậy Forwarder là ai và họ đóng vai trò như thế nào trong quá trình xuất nhập khẩu? Bài viết dưới đây Viettel Post sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết những thắc mắc trên, cùng Viettel Post tìm hiểu ngay nhé!
1. Forwarder Là Gì?
Forwarder (hay còn gọi là công ty giao nhận, nhà vận chuyển quốc tế) là tổ chức hoặc cá nhân chuyên cung cấp dịch vụ hỗ trợ xuất nhập khẩu hàng hóa. Forwarder đóng vai trò là cầu nối giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu, giúp thực hiện các thủ tục vận chuyển hàng hóa quốc tế một cách hiệu quả và an toàn. Ngoài việc vận chuyển hàng hóa, Forwarder còn giúp giải quyết các thủ tục hành chính, hải quan, bảo hiểm và các dịch vụ bổ sung khác liên quan đến xuất nhập khẩu.
Forwarder không phải là người sở hữu phương tiện vận chuyển mà thay vào đó, họ kết nối với các hãng tàu, hãng hàng không, các công ty vận tải và dịch vụ logistics khác để thực hiện quá trình vận chuyển. Nói một cách đơn giản, Forwarder là đơn vị thay mặt doanh nghiệp để tổ chức và quản lý quá trình vận chuyển hàng hóa xuyên biên giới.
2. Vai trò của Forwarder trong quá trình xuất nhập hàng hóa?
Với chuyên môn sâu rộng về logistics, Forwarder giúp các doanh nghiệp thực hiện các công việc xuất nhập khẩu, đảm bảo chuỗi cung ứng vận hành một cách trơn tru và hiệu quả.
- Tư vấn lộ trình tối ưu: Forwarder giúp doanh nghiệp lựa chọn lộ trình và phương thức vận chuyển phù hợp nhất cho từng loại hàng hóa. Việc lựa chọn đúng phương thức không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn đảm bảo thời gian giao hàng đúng hạn.
- Xử lý thủ tục hải quan và pháp lý: Xuất nhập khẩu thường đi kèm với hàng loạt thủ tục hải quan phức tạp. Forwarder đảm bảo các giấy tờ cần thiết như hóa đơn thương mại, giấy chứng nhận xuất xứ và các hồ sơ hải quan được chuẩn bị và nộp đúng thời gian. Nhờ đó, hàng hóa được thông quan nhanh chóng, tránh tình trạng hàng bị giữ tại cảng hoặc sân bay.
- Kết nối với các bên vận tải: Forwarder là cầu nối giữa doanh nghiệp và các đơn vị vận tải hoặc các công ty logistics, giúp quá trình vận chuyển liền mạch qua các phương tiện khác nhau. Đồng thời, Forwarder cũng hỗ trợ doanh nghiệp liên kết với các dịch vụ như kho bãi, đóng gói và bảo hiểm để hàng hóa được xử lý một cách chuyên nghiệp và an toàn.
- Quản lý rủi ro: Forwarder đóng vai trò làm người trung gian cung cấp các giải pháp bảo hiểm cho hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển. Nếu có sự cố xảy ra, Forwarder sẽ giúp khách hàng xử lý yêu cầu bồi thường, giảm thiểu tổn thất về tài chính cho doanh nghiệp.
- Theo dõi và quản lý lộ trình vận chuyển: Với công nghệ hiện đại, Forwarder cung cấp dịch vụ theo dõi trực tuyến giúp doanh nghiệp dễ dàng kiểm soát tiến độ giao hàng và phản ứng kịp thời khi có sự cố xảy ra.
3. Tại sao cần Forwarder?
Việc tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu đòi hỏi doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều yếu tố phức tạp và có thể gây khó khăn nếu không có sự hỗ trợ của Forwarder chuyên nghiệp. Dưới đây là những lý do tại sao doanh nghiệp cần sử dụng dịch vụ của một Forwarder:
- Giảm thiểu rủi ro và sai sót: Với kinh nghiệm và chuyên môn trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, Forwarder có khả năng xử lý các tình huống phát sinh một cách nhanh chóng và hiệu quả, từ đó giúp giảm thiểu rủi ro và sai sót trong quá trình vận chuyển hàng hóa.
- Tiết kiệm thời gian: Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thường xuyên phải đối mặt với các vấn đề về thời gian, đặc biệt là khi hàng hóa cần được giao nhanh chóng. Forwarder sẽ giúp doanh nghiệp lên kế hoạch vận chuyển hiệu quả, đảm bảo hàng hóa đến nơi đúng hạn.
- Tối ưu hóa chi phí vận chuyển: Forwarder có thể đàm phán giá cả với các công ty vận chuyển, giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí mà vẫn đảm bảo chất lượng dịch vụ.
- Cập nhật thông tin và quy định mới: Một yếu tố quan trọng khi lựa chọn Forwarder là khả năng theo dõi và cập nhật các quy định xuất nhập khẩu, hải quan, thuế quan và các quy định pháp lý khác, đảm bảo doanh nghiệp luôn tuân thủ đúng quy trình và tránh các vấn đề pháp lý.
4. Chọn Forwarder như thế nào?
Việc lựa chọn Forwarder phù hợp là một quyết định quan trọng đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Để có thể hợp tác lâu dài và hiệu quả, doanh nghiệp cần xem xét các yếu tố sau:
- Kinh nghiệm và uy tín: Lựa chọn Forwarder có kinh nghiệm lâu năm trong ngành giúp doanh nghiệp yên tâm hơn trong việc vận chuyển hàng hóa và giải quyết các vấn đề phát sinh. Một Forwarder uy tín thường có mạng lưới đối tác rộng lớn và mối quan hệ tốt với các hãng vận chuyển, cơ quan hải quan và các tổ chức liên quan.
- Dịch vụ khách hàng: Forwarder có dịch vụ khách hàng tốt sẽ luôn hỗ trợ doanh nghiệp khi có yêu cầu hoặc vấn đề phát sinh. Việc có một đội ngũ chăm sóc khách hàng nhiệt tình, chuyên nghiệp và sẵn sàng giải quyết các thắc mắc là điều vô cùng quan trọng.
- Khả năng xử lý các thủ tục pháp lý: Một Forwarder tốt cần có sự hiểu biết sâu sắc về các quy định pháp lý trong xuất nhập khẩu, bao gồm thủ tục hải quan, thuế quan, các quy định về bảo hiểm hàng hóa, và các chứng từ cần thiết.
5. Một số tiêu chí để lựa chọn Forwarder
Lựa chọn một Forwarder đáng tin cậy đóng vai trò quyết định trong việc đảm bảo quá trình vận chuyển hàng hóa diễn ra suôn sẻ, đúng hạn và tối ưu chi phí. Dưới đây là một số tiêu chí giúp bạn chọn được Forwarder uy tín phù hợp giữa vô vàn đơn vị forwarder trên thị trường:
- Kinh nghiệm và chuyên môn cao: Hãy chọn những Forwarder đã hoạt động nhiều năm trong ngành và có kinh nghiệm xử lý loại hàng hóa mà bạn đang kinh doanh. Ngoài ra, kinh nghiệm xử lý các thủ tục hải quan tại nhiều quốc gia cũng là một yếu tố bạn nên xem xét để tránh rủi ro về giấy tờ.
- Mạng lưới quan hệ quốc tế rộng: Forwarder uy tín thường có mối quan hệ tốt với các hãng vận chuyển quốc tế giúp doanh nghiệp dễ dàng đàm phán giá cả và được cung cấp dịch vụ vận chuyển tốt nhất. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn có thể linh hoạt trong việc điều chỉnh kế hoạch vận chuyển khi có sự cố phát sinh, chẳng hạn như thời tiết xấu hoặc sự cố tại cảng.
- Dịch vụ khách hàng chất lượng: Forwarder không chỉ là đơn vị xử lý logistics mà còn là đối tác hỗ trợ doanh nghiệp trong suốt quá trình xuất nhập khẩu. Do đó, chọn Forwarder có đội ngũ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp, sẵn sàng hỗ trợ 24/7 khi bạn gặp khó khăn hoặc cần theo dõi tình trạng lô hàng là điều rất quan trọng.
- Bảo hiểm và quản lý rủi ro hiệu quả: Forwarder cần có các giải pháp bảo hiểm và quản lý rủi ro hiệu quả, đảm bảo hàng hóa của bạn luôn được bảo vệ trong suốt quá trình vận chuyển, nhất là đối với những hàng hóa có giá trị cao.
- Minh bạch về chi phí: Bạn cần nắm rõ bảng giá chi tiết về các khoản phí vận chuyển bao gồm chi phí dịch vụ vận tải, thủ tục hải quan, phí kho bãi và các khoản phí dịch vụ cộng thêm khác. Forwarder cần đảm bảo không có khoản chi phí ẩn hoặc các khoản phụ thu phát sinh bất ngờ.
6. Những câu hỏi thường gặp
6.1. Viettel Post có cung cấp dịch vụ Forwarder không?
Viettel Post với hệ thống vận tải đa phương thức và đội ngũ chuyên nghiệp giúp các doanh nghiệp quản lý các hoạt động xuất nhập khẩu và thủ tục hải quan hiệu quả.
6.2. Chọn Forwarder có kinh nghiệm trong khu vực xuất nhập khẩu quan trọng không?
Forwarder có kinh nghiệm trong khu vực xuất nhập khẩu cụ thể sẽ giúp xử lý tốt hơn các yêu cầu pháp lý và quy định của thị trường đó.
Khi xuất nhập khẩu ngày càng đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng, Forwarder là mắt xích không thể thiếu để hàng hóa được di chuyển thông suốt qua nhiều quốc gia, khu vực. Forwarder không chỉ giúp tiết kiệm chi phí, thời gian mà còn mang lại sự an tâm cho các doanh nghiệp trong hành trình vận tải. Chọn đúng Forwarder chính là chìa khóa để thành công trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Liên hệ với Viettel Post ngay hôm nay!