Trong lĩnh vực thương mại quốc tế, những thuật ngữ như FOB xuất hiện ở khắp mọi nơi – từ hợp đồng mua bán, chứng từ vận chuyển cho đến các cuộc đàm phán giữa đối tác. Nhưng liệu bạn đã thực sự hiểu rõ FOB là gì và tại sao nó lại quan trọng đến vậy? Không chỉ là một điều khoản giao hàng, FOB còn ẩn chứa những quy định then chốt ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí, trách nhiệm và rủi ro của cả hai bên trong giao dịch. Cùng Viettel Post tìm hiểu từ A-Z về FOB ngay trong bài viết dưới đây!
1. FOB là gì trong thương mại quốc tế?
FOB (viết tắt của từ Free on Board) là một thuật ngữ quan trọng trong thương mại quốc tế, được sử dụng trong các hợp đồng mua bán hàng hoá.
Theo định nghĩa trong Incoterms, (International Commercial Terms – Các điều khoản thương mại quốc tế), FOB chỉ rõ rằng người bán chịu trách nhiệm vận chuyển hàng hóa đến một cảng xuất khẩu nhất định và giao hàng lên tàu do người mua chỉ định. Sau khi hàng hóa được chất lên tàu, trách nhiệm đối với hàng hóa sẽ chuyển sang người mua.
Cụ thể trong giao dịch FOB, người bán có trách nhiệm:
- Đảm bảo hàng hóa được chuẩn bị và đóng gói sẵn sàng cho việc vận chuyển.
- Chi trả các chi phí và tổ chức vận chuyển nội địa đến cảng xuất khẩu.
- Làm thủ tục hải quan xuất khẩu tại cảng.
Từ thời điểm hàng hóa được chất lên tàu tại cảng xuất khẩu, trách nhiệm và chi phí liên quan đến hàng hóa sẽ chuyển cho người mua. Người mua sẽ chịu các chi phí từ khi hàng lên tàu, bao gồm phí vận chuyển quốc tế, bảo hiểm hàng hóa, thủ tục hải quan nhập khẩu và các chi phí khác tại cảng đích.
Tóm lại, FOB là điều khoản giúp phân định rõ ràng trách nhiệm và chi phí giữa người bán và người mua trong suốt quá trình vận chuyển hàng hóa, từ khi xuất khẩu cho đến khi hàng hóa được đưa lên tàu tại cảng.
2. Thành phần và cách tính giá FOB
Giá FOB không chỉ đơn giản là giá của sản phẩm mà còn bao gồm nhiều yếu tố chi phí khác nhau, từ khi hàng hóa rời khỏi kho của người bán cho đến khi nó được chất lên tàu tại cảng xuất khẩu. Điều này có nghĩa là giá FOB sẽ bao gồm tất cả các chi phí liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất đến cảng xuất khẩu và thủ tục hải quan xuất khẩu.
2.1. Các yếu tố cấu thành giá FOB
Giá FOB bao gồm một loạt các chi phí mà người bán phải chịu trước khi hàng hóa được chất lên tàu. Các yếu tố này có thể chia thành các nhóm chi phí chính sau:
- Giá xuất xưởng (EXW): Đây là giá trị cơ bản của hàng hoá tại cổng nhà máy, trước khi hàng hoá được vận chuyển đến cảng hay bất kỳ địa điểm nào khác. Giá EXW bao gồm tất cả các phí sản xuất nhưng không bao gồm chi phí phát sinh về vận chuyển, bảo hiểm, thuế hay dịch vụ nào khác.
- Chi phí vận chuyển nội địa từ kho đến cảng xuất khẩu: Người bán phải trả chi phí vận chuyển hàng hóa từ nhà máy, kho hàng hoặc điểm xuất phát của họ đến cảng xuất khẩu.
- Chi phí bốc dỡ tại cảng xuất khẩu: Tại cảng xuất khẩu, hàng hóa cần được bốc dỡ từ phương tiện vận chuyển và chuẩn bị để chất lên tàu. Các chi phí liên quan là phí bốc xếp hàng hóa, phí kiểm tra chất lượng.
- Thủ tục hải quan xuất khẩu: Trước khi hàng hoá được xuất khẩu, người bán phải thực hiện thủ tục hải quan tại cảng, các chi phí có thể bao gồm phí hải quan, phí giấy tờ xuất khẩu.
- Chi phí bảo hiểm: Trong một số trường hợp, người bán có thể bao gồm chi phí bảo hiểm hàng hóa trong giá FOB nếu họ lựa chọn bảo vệ hàng hóa khỏi rủi ro trong quá trình vận chuyển nội địa
2.2. Cách tính giá FOB
Cách tính giá FOB phụ thuộc vào việc bạn xác định đầy đủ các chi phí nêu trên, từ giá trị hàng hóa đến các chi phí liên quan đến việc vận chuyển và thủ tục tại cảng xuất khẩu.
Công thức tổng quát để tính giá FOB sẽ là:
Giá FOB = Giá EXW + Chi phí vận chuyển nội địa từ kho đến cảng + Chi phí bốc dỡ tại cảng xuất khẩu + Chi phí làm thủ tục hải quan xuất khẩu + thuế + chi phí phát sinh khác trước khi hàng lên tàu.
Lưu ý: Mức giá này sẽ không bao gồm chi phí vận chuyển đường biển hay phí bảo hiểm đường biển.
Ví dụ: Giả sử, bạn là một nhà sản xuất ở Việt Nam và bạn bán hàng hóa cho khách hàng ở nước ngoài. Giá xuất xưởng của sản phẩm 500 USD, chi phí vận chuyển nội địa là 50 USD, chi phí bốc xếp tại cảng xuất khẩu 30 USD và chi phí hải quan xuất khẩu 20 USD.
Giá FOB sẽ là: 500 USD (giá trị hàng hóa) + 50 USD (chi phí vận chuyển nội địa) + 30 USD (chi phí bốc xếp) + 20 USD (chi phí hải quan) = 600 USD.
3. Trách nhiệm của các bên trong giao dịch FOB
Trong giao dịch FOB (Free On Board), trách nhiệm giữa người bán và người mua được phân định rõ ràng, tạo ra sự minh bạch và công bằng trong việc giao nhận hàng hóa. Dưới đây là chi tiết về trách nhiệm của mỗi bên trong giao dịch FOB.
3.1. Trách nhiệm của người bán
Người bán có trách nhiệm cung cấp hàng hoá và hoàn tất thủ tục liên quan đến việc giao hàng cho người mua. Tuy nhiên, trách nhiệm của người bán trong giao dịch FOB chỉ dừng lại ở việc chuyển giao hàng hóa lên tàu tại cảng xuất khẩu.
- Cung cấp hàng theo đúng hợp đồng: Người bán có nghĩa vụ cung cấp hàng hóa đúng chủng loại, số lượng và chất lượng như đã thỏa thuận trong hợp đồng mua bán. Trong trường hợp có vấn đề về chất lượng hoặc số lượng, người bán phải chịu trách nhiệm giải quyết.
- Chi phí vận chuyển nổi địa: Đây là một trong những trách nhiệm của người bán trong giao dịch FOB là chi trả cho chi phí vận chuyển hàng từ kho của họ đến cảng xuất khẩu. Bao gồm chi phí vận chuyển đường bộ, đường thuỷ hoặc các phí liên quan đến bốc xếp hàng lên tàu.
- Chịu trách nhiệm về thủ tục hải quan xuất khẩu: Người bán cần hoàn tất các thủ tục xuất khẩu tại nước xuất khẩu, bao gồm chuẩn bị giấy tờ, nộp thuế, các phí liên quan để hàng hoá có thể xuất khẩu hợp pháp.
- Bảo vệ hàng hoá đến khi chất lên tàu: Trong một số trường hợp, người bán có thể phải bảo vệ hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển đến cảng, bao gồm việc mua bảo hiểm để bảo vệ hàng hóa khỏi rủi ro trong quá trình vận chuyển.
- Giao hàng đúng thời gian, địa điểm: Người bán cần đảm bảo hàng hoá được giao đúng theo thời gian và địa điểm đã thỏa thuận trong hợp đồng. Điều này bao gồm việc đưa hàng lên đúng ngày, giờ đã xác định tại cảng xuất khẩu.
- Chuyển giao quyền sở hữu và rủi ro: Ngay khi hàng hoá được chất lên tàu tại cảng xuất, quyền sở hữu và rủi ro đối với hàng hóa sẽ chuyển giao từ người bán sang người mua. Tại thời điểm này, mọi rủi ro liên quan đến hàng hoá sẽ thuộc về người mua.
3.2. Trách nhiệm của người mua
Mặc dù người bán chịu trách nhiệm cho quá trình giao hàng cho đến khi hàng hóa được chất lên tàu, người mua cũng có một số trách nhiệm quan trọng để hoàn thành giao dịch. Cụ thể:
- Nhận hàng sau khi chất lên tàu: Trách nhiệm của người mua bắt đầu khi hàng hoá chất lên tàu và chấp nhận tất cả rủi ro liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa từ cảng xuất đến đích cuối cùng.
- Chi phí vận chuyển quốc tế: Một trong những trách nhiệm chính của người mua là chi trả các phí liên quan đến vận chuyển quốc tế, từ cảng xuất khẩu đến cảng nhập khẩu, đích cuối cùng. Điều này bao gồm chi phí vận chuyển đường biển, phí cảng dỡ hàng tại cảng nhập khẩu, chi phí bốc xếp tại cảng xuất khẩu.
- Thủ tục hải quan và thuế: Người mua có trách nhiệm thực hiện thủ tục hải quan nhập khẩu tại quốc gia nhập khẩu. Bao gồm nộp thuế nhập khẩu, phí hải quan và thực hiện các thủ tục giấy tờ để thông quan hàng hóa tại cảng nhập khẩu.
- Rủi ro và quyền sở hữu: Người mua chịu toàn bộ rủi ro liên quan đến hàng hóa, bao gồm mất mát, hư hỏng hoặc thiệt hại trong quá trình vận chuyển.
4. So sánh FOB và CIF
FOB (Free On Board) và CIF (Cost, Insurance, and Freight) là hai điều kiện giao hàng phổ biến trong thương mại quốc tế. Mặc dù cả hai đều quy định trách nhiệm của các bên, nhưng chúng có sự khác biệt rõ rệt về cách thức phân chia chi phí, rủi ro và trách nhiệm trong quá trình vận chuyển. Dưới đây là sự so sánh chi tiết giữa FOB và CIF.
4.1. Điểm giống nhau
- Sử dụng trong giao dịch quốc tế: Cả hai điều kiện FOB và CIF đều là điều kiện giao hàng quốc tế được quy định theo Incoterms, bộ quy tắc tiêu chuẩn được sử dụng rộng rãi trong thương mại quốc tế.
- Điều kiện giao hàng: Cả FOB và CIF đều yêu cầu người bán phải giao hàng đến một cảng xuất khẩu và chất lên tàu, sau đó quyền sở hữu và rủi ro sẽ chuyển giao từ người bán sang người mua.
- Liên quan đến vận chuyển biển: Cả hai điều kiện giao hàng đều chủ yếu áp dụng trong các giao dịch vận chuyển đường biển hoặc đường thủy nội địa.
4.2. Điểm khác nhau
Mặc dù có những điểm chung, nhưng sự khác biệt giữa FOB và CIF là rất rõ rệt, đặc biệt là về việc phân chia trách nhiệm, chi phí và rủi ro. Dưới đây là các sự khác biệt chi tiết:
Trách nhiệm chi trả phí vận chuyển
- FOB: Trong điều kiện FOB, người bán chịu trách nhiệm chi trả các chi phí liên quan đến việc vận chuyển từ kho của người bán đến cảng xuất khẩu và chi phí bốc xếp hàng lên tàu. Tuy nhiên, chi phí vận chuyển từ cảng xuất khẩu đến cảng nhập khẩu sẽ do người mua chịu.
- CIF: Trong điều kiện CIF, người bán chịu trách nhiệm chi trả chi phí vận chuyển từ cảng xuất khẩu và chi phí bảo hiểm hàng hóa, phí vận chuyển từ cảng xuất khẩu đến cảng nhập khẩu. Người bán cũng phải trả các chi phí liên quan đến việc mua bảo hiểm để bảo vệ hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển.
Trách nhiệm bảo hiểm
- FOB: Người bán không có nghĩa vụ bảo hiểm hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển. Nhưng nếu muốn, người mua có thể tự mua bảo hiểm cho hàng hóa trong suốt hành trình từ khi hàng được chất lên tàu cho đến khi hàng đến đích.
- CIF: Người bán phải chịu trách nhiệm mua bảo hiểm cho hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển từ cảng xuất khẩu đến cảng nhập khẩu. Người bán phải mua bảo hiểm tối thiểu, bao gồm giá trị hàng hóa và chi phí vận chuyển, để bảo vệ hàng hóa khỏi rủi ro trong suốt chuyến đi.
Rủi ro và quyền sở hữu
- FOB: Rủi ro đối với hàng hóa chuyển giao từ người bán sang người mua ngay khi hàng hóa được chất lên tàu tại cảng xuất khẩu.
- CIF: Trong điều kiện CIF, mặc dù người bán chịu trách nhiệm cho việc bảo hiểm và vận chuyển hàng hóa đến cảng nhập khẩu, nhưng quyền sở hữu và rủi ro chuyển giao từ người bán sang người mua cũng ngay khi hàng hóa được chất lên tàu.
Thủ tục hải quan và phí nhập khẩu
- FOB: Người bán chỉ chịu trách nhiệm hoàn tất thủ tục hải quan xuất khẩu tại cảng xuất khẩu. Người mua sẽ chịu trách nhiệm cho thủ tục hải quan nhập khẩu tại cảng nhập khẩu, bao gồm việc thanh toán thuế nhập khẩu và phí hải quan.
- CIF: Trong điều kiện CIF, người bán sẽ hoàn tất thủ tục hải quan xuất khẩu và chi trả các chi phí liên quan đến thủ tục xuất khẩu. Tuy nhiên, thủ tục nhập khẩu và chi phí nhập khẩu (bao gồm thuế và phí) sẽ do người mua chịu trách nhiệm tại cảng nhập khẩu.
4.3. Lựa chọn FOB hay CIF
Việc lựa chọn điều kiện FOB hay CIF phụ thuộc vào các yếu tố như nhu cầu về kiểm soát chi phí, rủi ro và sự thuận tiện trong giao dịch. Dưới đây là một số yếu tố cần cân nhắc:
Khi nào nên chọn FOB?
- Kiểm soát chi phí: Người mua muốn kiểm soát chi phí vận chuyển và bảo hiểm từ cảng xuất khẩu đến cảng nhập khẩu. Trong trường hợp này, người mua có thể tự chọn phương thức vận chuyển và bảo hiểm, từ đó tiết kiệm chi phí nếu có khả năng đàm phán với các công ty vận chuyển hoặc bảo hiểm.
- Lựa chọn đối tác vận chuyển: Nếu người mua đã có các mối quan hệ hoặc hợp đồng với các công ty vận chuyển hoặc bảo hiểm có mức phí tốt hơn, thì FOB là lựa chọn hợp lý.
Khi nào nên chọn CIF?
- Đơn giản hóa thủ tục: Người bán sẽ chịu trách nhiệm cho tất cả các chi phí vận chuyển và bảo hiểm, giúp người mua không phải lo lắng về việc đàm phán với các công ty vận chuyển, bảo hiểm hoặc thực hiện thủ tục hải quan. Đây là lựa chọn lý tưởng khi người mua muốn giao phó trách nhiệm vận chuyển và bảo hiểm cho người bán.
- Không quen thuộc với các thủ tục hải quan: Nếu người mua không quen thuộc với các thủ tục hải quan và quy định nhập khẩu tại cảng nhập khẩu, chọn CIF giúp giảm bớt các vấn đề này vì người bán đã lo liệu tất cả.
5. Các thuật ngữ liên quan khác
Trong thương mại quốc tế, ngoài FOB và CIF còn có nhiều thuật ngữ khác giúp xác định trách nhiệm và chi phí của các bên trong giao dịch vận chuyển. Dưới đây là 3 thuật ngữ quan trọng tiêu biểu khác:
5.1. EXW (Ex Works – Giá xuất xưởng)
EXW là một điều kiện giao hàng trong đó người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng khi hàng hóa đã được chuẩn bị sẵn tại cơ sở của họ (hoặc một địa điểm khác do người bán chỉ định), sẵn sàng để giao cho người mua. Người bán không chịu trách nhiệm vận chuyển hay chi phí nào ngoài việc giao hàng tại địa điểm chỉ định.
- Ưu điểm của EXW: Người bán ít chịu rủi ro và chi phí, vì người mua hoàn toàn chủ động trong việc vận chuyển hàng hóa.
5.2. CFR (Cost and Freight – Chi phí và cước phí)
FR là một điều kiện giao hàng trong đó người bán phải trả chi phí vận chuyển hàng hóa đến cảng nhập khẩu, nhưng không bao gồm bảo hiểm hàng hóa. Người bán chịu trách nhiệm cho đến khi hàng hóa được giao lên tàu tại cảng xuất khẩu, và mọi chi phí sau đó sẽ do người mua chịu.
- CFR thường được sử dụng trong vận chuyển đường biển và không bao gồm bảo hiểm, điều này có thể gây rủi ro cho người mua nếu hàng hóa bị thiệt hại trong suốt quá trình vận chuyển.
5.3. CPT (Carriage Paid To – Vận chuyển đã trả đến)
CPT là điều kiện giao hàng trong đó người bán trả chi phí vận chuyển hàng hóa đến một địa điểm chỉ định (có thể là cảng hoặc kho của người mua). Tuy nhiên, người bán không chịu trách nhiệm bảo hiểm cho hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển.
- Ưu điểm của CPT: Người bán kiểm soát quá trình vận chuyển, trong khi người mua không phải lo lắng về chi phí vận chuyển cho đến điểm chỉ định. Tuy nhiên, người mua sẽ phải tự lo liệu bảo hiểm nếu muốn bảo vệ hàng hóa trong suốt hành trình.
6. Viettel Post – Giải pháp logistic toàn diện, vận chuyển nhanh chóng, tiết kiệm tối đa.
Thương mại điện tử bùng nổ, hàng triệu đơn hàng được xử lý mỗi ngày, khách hàng đòi hỏi giao nhận nhanh chóng và chính xác, trong khi doanh nghiệp phải đau đầu với bài toán cắt giảm chi phí. Vậy làm sao để vừa đáp ứng được nhu cầu thị trường, vừa tối ưu hóa vận hành? Câu trả lời nằm ở công nghệ và sự đổi mới – chính xác là những gì Viettel Post mang đến.
Viettel Post đã và đang khẳng định vị thế tiên phong của mình trong lĩnh vực logistics tại Việt Nam. Với sự đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ hiện đại, dịch vụ đa dạng và chiến lược tự động hoá thông minh, Viettel Post không chỉ đáp ứng mà còn vượt qua kỳ vọng của khách hàng.

Vận chuyển hàng hoá nhanh chóng, tiết kiệm tối đa chi phí cùng giải pháp logistics toàn diện tại Viettel Post
6.1. Tầm nhìn dẫn đầu thị trường logistics Việt Nam bằng công nghệ
Với mục tiêu xây dựng hạ tầng logistics quốc gia, Viettel Post đã phát triển chuỗi giải pháp tự động hóa toàn diện, bao gồm mọi khâu từ lưu kho, xử lý đơn hàng, chia chọn đến vận chuyển. Đặc biệt, các công nghệ này được Viettel làm chủ hoàn toàn, từ robot AGV vận hành trong kho đến hệ thống băng chuyền chia chọn tự động công suất lớn.
Tại Trung tâm Logistics tự động miền Nam, công nghệ hiện đại đã giúp tiết kiệm đến 91% nhân lực, đồng thời nâng cao hiệu suất xử lý với tỷ lệ sai sót gần như bằng 0. Hệ thống có khả năng xử lý 4 triệu bưu phẩm mỗi ngày, đáp ứng tới 50% dung lượng thương mại điện tử tại Việt Nam.
6.2. Tối ưu vận hành với trung tâm Fulfillment hiện đại
Dịch vụ fulfillment tại Viettel Post là giải pháp toàn diện giúp khách hàng tối ưu hóa quy trình hậu cần. Các dịch vụ bao gồm:
- Nhập kho và lưu trữ hàng hóa.
- Xử lý đơn hàng từ đóng gói, dán nhãn đến vận chuyển.
- Chia chọn hàng hóa thông minh với sự hỗ trợ của robot AGV, đảm bảo vận hành nhanh chóng, chính xác và giảm chi phí vận hành.
Những công nghệ tiên tiến này không chỉ mang lại sự tiện lợi cho khách hàng mà còn giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và nâng cao khả năng cạnh tranh.
6.3. Hệ thống chia chọn hàng đầu Việt Nam
Tại trung tâm chia chọn, hệ thống băng chuyền tự động của Viettel Post có công suất lên tới 42.000 bưu phẩm/giờ. Đây là hệ thống duy nhất tại Việt Nam có khả năng xử lý cả hàng nặng (tới 50kg) và hàng nhỏ trên cùng một quy trình. Việc làm chủ sáng kiến và công nghệ đã giúp Viettel Post giữ vững vị thế dẫn đầu trong ngành logistics nội địa.
Với sự đồng hành của Viettel Post, khách hàng và doanh nghiệp có thể tận hưởng những lợi ích vượt trội như:
- Tốc độ vận chuyển nhanh chóng: Nhờ hệ thống chia chọn và xử lý hiện đại, thời gian giao nhận hàng hóa được rút ngắn đáng kể.
- Chi phí tiết kiệm tối đa: Ứng dụng công nghệ vào toàn bộ quy trình giúp tối ưu hóa chi phí vận hành, giảm giá thành dịch vụ.
- Tính chính xác cao: Hệ thống tự động hóa giảm thiểu tối đa lỗi phát sinh, đảm bảo chất lượng dịch vụ.
Qua bài viết trên, chắc hẳn bạn đã phần nào hiểu rõ hơn về FOB trong thương mại quốc tế. Từ đó giúp bạn hiểu rõ vai trò, trách nhiệm của các bên liên quan trong xuất nhập khẩu và lựa chọn đối tác logistics đáng tin cậy, mang lại hiệu quả khi giao dịch FOB.
Sự phát triển vượt bậc của Viettel Post không chỉ là câu chuyện về công nghệ, mà còn là minh chứng cho cam kết của doanh nghiệp trong việc đáp ứng và vượt qua mọi mong đợi của khách hàng. Hãy để Viettel Post trở thành đối tác chiến lược, giúp bạn chinh phục mọi thách thức trong vận chuyển và logistics!