Thông Tin Về Vận Chuyển Hàng Hoá Quốc Tế Bằng Đường Biển

Với khả năng chuyên chở khối lượng lớn và đa dạng các loại hàng hóa, vận chuyển đường biển đã trở thành lựa chọn ưu tiên cho nhiều ngành công nghiệp, từ sản xuất đến xuất nhập khẩu. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách tối ưu hoá phương thức vận chuyển quốc tế này. Hãy cùng Viettel Post trang bị thêm những thông tin cần thiết khi lựa chọn vận chuyển hàng hoá quốc tế bằng đường biển ngay trong bài viết dưới đây!

1. Vận chuyển đường biển quốc tế là gì?

Vận chuyển hàng hoá quốc tế bằng đường biển là một phương thức vận tải sử dụng tàu biển để di chuyển hàng hóa qua các tuyến đường hàng hải nối liền các cảng biển trên thế giới. Đây là hình thức vận chuyển truyền thống, xuất hiện từ hàng thế kỷ trước và đến nay vẫn đóng vai trò quan trọng trong thương mại toàn cầu.

Vận chuyển đường biển đặc biệt phù hợp với các mặt hàng cồng kềnh, nặng và không yêu cầu giao hàng nhanh như máy móc, nguyên liệu thô hoặc sản phẩm tiêu dùng. Quá trình này thường bao gồm nhiều giai đoạn, từ việc đóng gói, bốc xếp tại cảng xuất, đến việc vận chuyển qua các vùng biển và dỡ hàng tại cảng đến.

Việt Nam sở hữu đường bờ biển dài hơn 3.260 km và hệ thống cảng biển phát triển, là một trong những quốc gia tận dụng tối ưu vận tải đường biển. Các cảng lớn như Cái Mép – Thị Vải, Hải Phòng và Đà Nẵng đóng vai trò trung tâm trong việc kết nối hàng hóa trong nước với thị trường quốc tế, giúp giảm chi phí logistics và nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt Nam.

Bằng việc áp dụng công nghệ hiện đại, Viettel Post không chỉ mang lại sự an tâm mà còn giúp khách hàng tối ưu hóa thời gian và chi phí trong quá trình vận chuyển quốc tế, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường toàn cầu.

gửi hàng quốc tế cùng Viettel Post

                           Gửi hàng quốc tế giá tốt, nhanh chóng, an toàn cùng Viettel Post

2. Ưu điểm và nhược điểm của vận chuyển hàng hóa quốc tế đường biển

Vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển là phương thức được nhiều doanh nghiệp lựa chọn nhờ chi phí hợp lý, khả năng chuyên chở lớn và tính ổn định. Dưới đây là những ưu điểm nổi bật và nhược điểm cần lưu ý khi vận chuyển đường biển quốc tế:

Ưu điểm

  • Chi phí thấp: Vận tải biển có chi phí thấp hơn đáng kể so với vận chuyển đường hàng không hoặc đường bộ khi xét trên cùng một khối lượng hàng hóa. Điều này giúp các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, đặc biệt là khi cần vận chuyển số lượng lớn hoặc hàng hóa nặng. Đồng thời, mô hình FCL và LCL cho phép tối ưu hóa chi phí bằng cách ghép chung hàng hóa trong một container đối với các đơn hàng nhỏ lẻ.
  • Khả năng chuyên chở vượt trội: Tàu biển có thể vận chuyển hàng hóa với khối lượng cực lớn, bao gồm cả hàng siêu trường siêu trọng như thiết bị công nghiệp, máy móc, hoặc các nguyên liệu thô như quặng, dầu mỏ, than đá. Các container chuyên dụng như container lạnh, container kín, hoặc container mở giúp đáp ứng nhu cầu vận chuyển đa dạng của các loại hàng hóa.
  • Phạm vi hoạt động toàn cầu: Hệ thống cảng biển quốc tế liên kết với nhau tạo nên một mạng lưới giao thông toàn cầu, cho phép vận chuyển hàng hóa đến hầu hết các quốc gia và khu vực trên thế giới.
  • Ổn định và an toàn: So với vận tải hàng không, vận tải biển ít chịu ảnh hưởng từ các yếu tố như thời tiết (trừ trường hợp bão lớn) hoặc tắc nghẽn giao thông. Điều này đảm bảo lịch trình tương đối ổn định. Với các biện pháp bảo vệ hiện đại như theo dõi GPS, niêm phong container và quy trình vận hành chuẩn, hàng hóa được đảm bảo an toàn trong suốt hành trình.

Nhược điểm

  • Thời gian vận chuyển dài: Vận tải biển thường mất nhiều thời gian hơn so với các phương thức khác. Đây có thể là bất lợi lớn đối với các mặt hàng cần giao nhanh hoặc hàng hóa có tính thời vụ cao.
  • Phụ thuộc vào điều kiện thời tiết: Bão biển, sóng lớn hoặc các sự cố trên biển có thể gây chậm trễ hoặc gián đoạn trong quá trình vận chuyển. Mặc dù các tuyến đường biển thường ổn định, rủi ro từ thiên nhiên vẫn luôn tồn tại, đặc biệt với những hành trình dài xuyên đại dương.
  • Thủ tục hải quan phức tạp: Vận tải biển yêu cầu nhiều giấy tờ và thủ tục hải quan hơn so với các phương thức khác, như hóa đơn thương mại, giấy chứng nhận xuất xứ và vận đơn đường biển. Nếu không chuẩn bị kỹ, hàng hóa của bạn có thể bị giữ lại tại cảng hoặc chịu thêm chi phí phát sinh.
  • Tắc nghẽn cảng: Các cảng lớn thường xuyên bị quá tải, đặc biệt vào mùa cao điểm, dẫn đến việc bốc xếp hàng hóa chậm trễ. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ giao nhận hàng hóa.

Đối với các doanh nghiệp, vận tải biển quốc tế là lựa chọn lý tưởng khi cần vận chuyển khối lượng lớn với chi phí thấp. Tuy nhiên, với những mặt hàng cần giao nhanh hoặc có tính nhạy cảm về thời gian, doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ và kết hợp thêm các phương thức khác để đảm bảo hiệu quả logistics.

3. Các loại hình vận tải hàng hóa quốc tế bằng đường biển

Vận tải hàng hóa quốc tế bằng đường biển có nhiều hình thức khác nhau, phù hợp với nhu cầu và loại hàng hóa cụ thể. Các loại hình vận tải hàng hóa quốc tế bằng đường biển:

3.1. Vận chuyển nguyên container (FLC)

FCL là hình thức vận chuyển hàng hóa nguyên container, nghĩa là toàn bộ container được sử dụng để chứa hàng của một doanh nghiệp hoặc một chủ hàng.

Đặc điểm 

  • Toàn bộ không gian container chỉ chứa hàng hóa của một chủ hàng, đảm bảo tính riêng tư và an toàn cao.
  • Thích hợp cho các lô hàng lớn hoặc hàng hóa có giá trị cao, cần bảo mật và không muốn ghép chung với hàng hóa khác.
  • Loại container phổ biến: 20 feet, 40 feet, hoặc 40 feet cao (High Cube).
  • Phù hợp với doanh nghiệp lớn vận chuyển số hàng lớn, hàng hoá giá trị cao, dễ hư hỏng hoặc yêu cầu tính an toàn cao.

Ưu điểm 

  • Thời gian vận chuyển nhanh hơn do không phải mất thời gian ghép hàng.
  • Chi phí vận chuyển rẻ nhờ tận dụng tối đa không gian container.
  • Giảm thiểu rủi ro hư hỏng hoặc mất mát hàng hóa vì không ghép chung với hàng hóa khác, hàng được quản lý nghiêm ngặt.

3.2. Gom hàng lẻ (LCL) tại kho CFS

LCL là giải pháp tối ưu chi phí cho các doanh nghiệp nhỏ hoặc cá nhân có lượng hàng hóa không đủ để lấp đầy một container.

Đặc điểm

  • Hàng hóa của nhiều chủ hàng được ghép chung vào một container.
  • Chi phí vận chuyển được chia sẻ giữa các chủ hàng, giúp tiết kiệm đáng kể.
  • Phù hợp với doanh nghiệp vừa và nhỏ, cá nhân với lô hàng số lượng nhỏ, không cần giao gấp.
  • Lịch trình đóng hàng kẻ cố định

Ưu điểm

  • Tiết kiệm chi phí và thời gian cho chủ hàng khi vận chuyển.
  • Linh hoạt về số lượng hàng hóa vận chuyển.
  • Đội ngũ nhân viên nhiều kinh nghiệm và am hiểu nghiệp vụ.

3.3. Vận chuyển nguyên tàu (Bulk)

Vận chuyển nguyên tàu, hay còn gọi là vận tải hàng rời (Bulk Shipping), là một phương thức vận chuyển hàng hóa không cần đóng gói trong container. Thay vào đó, hàng hóa được xếp trực tiếp vào khoang chứa của tàu. Đây là lựa chọn tối ưu cho các mặt hàng có khối lượng lớn hoặc hàng hóa không thể đóng gói thông thường.tiết kiệm thời gian và chi phí. Nhưng loại hình này thường yêu cầu các tàu chuyên dụng và quy trình an toàn cao hơn.

Đặc điểm 

  • Hàng hoá được xếp thẳng vào khoang chứa hoặc bồn chuyên dụng của tàu mà không cần bao bì.
  • Hình thức vận chuyển nguyên tàu này sử dụng để chở hàng có trọng lượng tính theo đơn vị nghìn tấn.
  • Phù hợp với các nhóm hàng như: sắt, nhôm, đồng, than, gỗ, cát sỏi,..
  • Tàu được thiết kế chuyên biệt để chở các loại hàng hóa lớn.
  • Sử dụng thiết bị chuyên dụng như băng chuyền, cần cẩu hoặc hệ thống bơm để bốc dỡ hàng hoá an toàn.

Ưu điểm 

  • Hiệu quả về chi phí vì phí vận chuyển tính trên mỗi tấn. Phù hợp cho hàng khối lượng lớn.
  • Tàu có sức chứa lớn lên đến hàng chục nghìn, hàng trăm tấn hàng.
  • Phù hợp với đa dạng hàng hóa đặc thù.

4. Những mặt hàng nên vận chuyển bằng đường biển

Vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển là giải pháp lý tưởng cho các loại hàng hóa có khối lượng lớn, kích thước cồng kềnh. Dưới đây là các nhóm mặt hàng thường được lựa chọn để vận chuyển đường biển:

  • Hàng hóa cồng kềnh và nặng: máy móc, thiết bị công nghiệp (máy phát điện, dây chuyền sản xuất), thiết bị/ vật liệu xây dựng (cần cẩu, máy ủi, thép, bê tông, xi măng) hàng siêu trường siêu trọng (cánh quạt điện gió, thân tàu),…
  • Nguyên liệu thô, hàng hoá rời: Nông sản (ngũ cốc lúa mì, ngô, đậu nành, đường, cà phê, cao su), khoáng sản (than đá, quặng sắt, kim loại quý), chất lỏng (dầu thô, khí hóa lỏng, hóa chất lỏng)
  • Hàng tiêu dùng, sản phẩm chế biến: Quần áo, giày dép, đồ điện tử, đồ gia dụng, nội thất.
  • Hàng hoá đặc biệt: Thực phẩm tươi sống, dược phẩm, hoa tươi, tác phẩm nghệ thuật, xe cộ.
  • Hàng nguy hiểm: Hoá chất, gas, xăng dầu,…

Tuy nhiên đối với mỗi quốc gia sẽ có những quy định về mặt hàng có thể vận chuyển khác nhau. Do đó, người gửi cũng cần lưu ý và tuân thủ để quá trình vận chuyển diễn ra hiệu quả.

Với dịch vụ vận chuyển đường biển chuyên nghiệp, Viettel Post sẵn sàng hỗ trợ vận chuyển mọi loại hàng hóa, từ hàng siêu trường, siêu trọng đến hàng nguy hiểm hoặc hàng cần bảo quản đặc biệt. Dịch vụ đảm bảo:

  • An toàn: Hàng hóa được vận chuyển và bảo quản bởi đội ngũ chuyên gia nhiều kinh nghiệm.
  • Tối ưu chi phí: Mang lại giải pháp kinh tế nhất cho doanh nghiệp.
  • Tính minh bạch: Cung cấp lộ trình rõ ràng và thông tin theo dõi hàng hóa trực tuyến.

Lựa chọn vận chuyển đường biển không chỉ giúp tối ưu chi phí mà còn đảm bảo hàng hóa của bạn được giao đến nơi một cách an toàn và đúng thời gian.

Những mặt hàng được vận chuyển đường biển

                                           Những mặt hàng nên vận chuyển bằng đường biển

5. Thời gian vận chuyển hàng hóa bằng đường biển

Thời gian vận chuyển hàng hóa bằng đường biển phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm khoảng cách địa lý, loại hình dịch vụ, điều kiện thời tiết và cả tình trạng của cảng biển.

Thời gian vận chuyển hàng hóa đường biển dự tính như sau:

  • Khu vực Châu Á: Từ Việt Nam đến các nước Châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Singapore thường mất từ 5-14 ngày.
  • Khu vực châu Âu: Từ Việt Nam đến các cảng lớn tại châu Âu thường kéo dài từ 30 – 45 ngày. 
  • Khu vực châu Mỹ: Vận chuyển từ Việt Nam đến các cảng lớn của Mỹ (như Los Angeles, Long Beach) dao động từ 25 – 40 ngày.
  • Châu Phi và Nam Mỹ: Tùy thuộc vào cảng đến, thời gian có thể từ 30 – 60 ngày.

Không ngừng lắng nghe và thấu hiểu nhu cầu của khách hàng, Viettel Post đã cải tiến mang đến giải pháp chuyển phát toàn diện và mở rộng hợp tác chiến lược với những tên tuổi lớn trong ngành chuyển phát quốc tế như DHL và UPS. Sự hợp tác này không chỉ là bước đi chiến lược trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ mà còn giúp Viettel Post mở rộng tầm ảnh hưởng, kết nối mạng lưới vận chuyển toàn cầu, tạo cơ hội hợp tác kinh doanh, giao thương quốc tế cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Dù là gửi quà tặng, thư tín hay hàng hóa thương mại muốn vận chuyển quốc tế, khách hàng sẽ cảm thấy an tâm và hài lòng với dịch vụ tận tâm, chuyên nghiệp. Hãy để Viettel Post trở thành đối tác tin cậy, giúp bạn kết nối với thế giới một cách nhanh chóng, an toàn và hiệu quả.

Vận chuyển đường biển cùng Viettel Post

                    Vận chuyển đường biển – Cùng Vipo mang hàng Việt tiến bước toàn cầu

6. Quy trình vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển

Vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển là một quá trình phức tạp, đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ khâu chuẩn bị hàng hóa cho đến khi hàng hóa được giao đến tay người nhận. Quy trình này có thể được chia thành các bước cơ bản sau đây:

Bước 1: Chuẩn bị và đóng gói hàng hoá 

Trước khi vận chuyển, việc chuẩn bị và đóng gói hàng hóa là rất quan trọng để đảm bảo an toàn trong suốt hành trình vận chuyển. Các doanh nghiệp, chủ shop cần phải:

  • Lựa chọn phương thức đóng gói phù hợp: Hàng hóa cần được đóng gói cẩn thận để tránh hư hỏng hoặc thất lạc trong quá trình vận chuyển. Đối với hàng hóa rời, việc bảo vệ hàng hóa cũng rất quan trọng.
  • Kiểm tra quy định về hàng hóa: Các mặt hàng đặc biệt như hàng nguy hiểm, hóa chất hay hàng dễ vỡ cần phải tuân thủ quy định nghiêm ngặt của các cơ quan chức năng. Các giấy tờ chứng nhận về tính an toàn của hàng hóa cũng cần được chuẩn bị đầy đủ.

Bước 2: Tạo đơn và xác nhận vận chuyển 

Sau khi hàng hóa đã sẵn sàng, bạn cần làm thủ tục đặt vận chuyển với hãng tàu vận chuyển hoặc công ty chuyển phát. Bạn cung cấp các thông tin chi tiết về lô hàng, điểm xuất phát và điểm đến.

  • Chọn tuyến đường vận chuyển: Dựa trên điểm đi và điểm đến, khách hàng sẽ chọn tuyến đường phù hợp. Các tuyến đường vận chuyển quốc tế thường xuyên là từ cảng này đến cảng khác.
  • Lựa chọn loại container: Việc chọn loại container phù hợp (FCL hoặc LCL) cũng cần được xác định trước. Nếu hàng hóa đủ số lượng để vận chuyển bằng một container nguyên chiếc (FCL), việc này sẽ giúp tiết kiệm chi phí và thời gian. Nếu không, hàng sẽ được ghép chung với các lô hàng khác (LCL).

Bước 3: Thủ tục hải quan

  • Chuẩn bị giấy tờ hải quan: Bao gồm hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói, hợp đồng vận chuyển, và chứng từ chứng nhận xuất xứ (nếu có). Những giấy tờ này sẽ giúp hàng hóa được thông quan mà không gặp rủi ro hoặc trì hoãn.
  • Kiểm tra và thông quan: Hàng hóa sẽ được kiểm tra tại cảng xuất khẩu để đảm bảo rằng mọi giấy tờ và quy trình đều hợp lệ. Sau khi thông quan, hàng sẽ được xếp lên tàu.

Bước 4: Vận chuyển hàng hoá

Hàng hóa sẽ được vận chuyển từ cảng xuất khẩu đến cảng nhập khẩu. Quá trình vận chuyển qua biển có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tuần, tùy thuộc vào khoảng cách và loại hình vận chuyển.

Trong suốt hành trình, bạn có thể theo dõi vị trí của tàu và trạng thái của lô hàng thông qua hệ thống theo dõi trực tuyến của các hãng tàu hoặc đại lý vận tải.

Bước 5: Nhập khẩu hàng hoá 

Khi tàu đến cảng nhập khẩu, hàng hóa sẽ được dỡ xuống và bắt đầu quá trình thông quan nhập khẩu. Thủ tục này bao gồm:

  • Kiểm tra lại các giấy tờ hải quan: Hàng hóa cần được kiểm tra lại để đảm bảo rằng các giấy tờ chứng minh nguồn gốc và tính hợp lệ của hàng hóa đều đúng quy định.
  • Thanh toán thuế nhập khẩu và lệ phí: Tùy vào chính sách của mỗi quốc gia, hàng hóa có thể phải chịu thuế nhập khẩu hoặc các khoản phí khác trước khi được phép chuyển đến tay người nhận.

Bước 6: Giao hàng đến người nhận 

Sau khi thông quan và hoàn tất thủ tục nhập khẩu, hàng hóa sẽ được vận chuyển đến kho của nhà nhập khẩu hoặc giao trực tiếp tới địa chỉ của người nhận.

7. Những yếu tố có thể ảnh hưởng đến thời gian vận chuyển hàng hoá quốc tế bằng đường biển

Thời gian vận chuyển hàng hóa bằng đường biển thường dài hơn so với các phương thức khác, nhưng lại mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp. Những yếu tố có thể ảnh hưởng đến thời gian vận chuyển quốc tế bằng đường biển:

  • Lịch trình và tần suất của các chuyến tàu ảnh hưởng lớn đến thời gian vận chuyển. Một số tuyến đường có thể có lịch trình cố định, trong khi những tuyến khác có thể phụ thuộc vào nhu cầu thị trường.
  • Yếu tố thời tiết có thể tác động mạnh đến thời gian vận chuyển hàng hóa. Các điều kiện như bão, sóng lớn hoặc biển động có thể khiến tàu phải thay đổi lộ trình hoặc tạm dừng hành trình, dẫn đến chậm trễ trong việc giao hàng.
  • Quá trình kiểm tra và thông quan tại cảng xuất phát và cảng đích cũng có thể kéo dài thời gian vận chuyển. Nếu hàng hóa gặp phải vấn đề về giấy tờ hoặc bị kiểm tra chặt chẽ, việc giải phóng hàng hóa sẽ mất nhiều thời gian hơn.
  • Cảng xuất phát hoặc cảng đích bị tắc nghẽn lưu thông do lưu lượng hàng hóa lớn hoặc thiếu nhân lực, điều này có thể làm chậm quá trình dỡ hàng và giao nhận.

8. Những câu hỏi thường gặp

8.1. Cần chuẩn bị những chứng từ gì khi vận chuyển bằng đường biển?

Cần chuẩn bị hóa đơn thương mại, vận đơn đường biển (B/L), phiếu đóng gói và giấy chứng nhận xuất xứ khi vận chuyển quốc tế bằng đường biển.

8.2. Có bảo hiểm hàng hóa khi vận chuyển đường biển không?

Viettel Post cung cấp bảo hiểm giúp bảo vệ hàng hóa trước rủi ro như hư hỏng, mất mát trong quá trình vận chuyển.

Vận chuyển hàng hoá quốc tế bằng đường biển là giải pháp tối ưu cho các doanh nghiệp cần vận chuyển khối lượng lớn với chi phí hợp lý. Viettel Post, với kinh nghiệm và dịch vụ chuyên nghiệp, luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng trong mọi khâu của quy trình vận tải biển, đảm bảo hành trình hàng hóa dễ dàng, an toàn và đúng tiến độ. Hãy liên hệ ngay với Viettel Post để được tư vấn và lựa chọn giải pháp vận chuyển tối ưu nhất cho nhu cầu của bạn!