Bill of Lading là gì? Tại sao lại quan trọng trong thương mại quốc tế  

Bill of Lading (vận đơn đường biển) là một chứng từ không thể thiếu trong các giao dịch thương mại quốc tế. Đây là loại giấy tờ được sử dụng trong vận chuyển hàng hóa qua đường biển, giúp đảm bảo quyền lợi của các bên liên quan trong giao dịch. Vậy Bill of Lading là gì và tại sao nó lại quan trọng đến vậy trong thương mại quốc tế? Hãy cùng Viettel Post tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết dưới đây!

1. Bill of Lading là gì?

Bill of Lading viết tắt của từ B/L, nghĩa là vận đơn đường biển. Đây là chứng từ chuyên chở hàng hoá bằng đường biển do người vận chuyển lập, ký và cung cấp cho người gửi hàng.

Trong đó, người chuyên chở (hãng tàu) cần xác nhận số hàng đã nhận và cam kết giao chúng cho người có quyền nhận hàng tại cảng đích, đảm bảo chất lượng tốt và số lượng đầy đủ như trong biên nhận.

bill of lading là gì

            Bill of lading nghĩa là vận đơn đường biển trong lĩnh vực giao dịch thương mại quốc tế

2. Vai trò quan trọng của Bill of Lading trong thương mại quốc tế

Bill of Lading có vai trò vô cùng quan trọng trong các hoạt động chuyên chở hàng hóa bằng đường biển. Một số vai trò quan trọng của Bill of Lading được tổng hợp như sau:

  • Đo lường và xác định chính xác số lượng hàng hoá mà bên bán sẽ giao cho bên mua, thông tin này phải trùng khớp với thoả thuận trong hợp đồng.
  • Chứng từ cực kỳ quan trọng nằm trong bộ chứng từ để khiếu nại với bên bảo hiểm cũng như các bên khác khi có rủi ro.
  • Cần có Bill of Lading trong quá trình thanh toán nhập tiền từ đơn vị nhập khẩu.
  • Bill of Lading là căn cứ khi khai báo với hải quan, giúp bạn kiểm tra thông tin hàng hoá khi tiến hành hoàn thành các thủ tục xuất nhập khẩu.
  • Có thể mang Bill of Lading đi cầm cố để bổ sung vốn khi các bên liên quan thiếu vốn, chuyển nhượng từ người này sang người khác.

3. Phân loại vận đơn đường biển

Vận đơn đường biển được áp dụng trong nhiều trường hợp khác nhau và có thể phân loại dựa trên các yếu tố như hình thức vận chuyển và quyền lợi của người nắm giữ. Bên cạnh đó, dựa vào nhu cầu thực tế sử dụng mà Bill of Lading được phân loại phù hợp.

Phân loại Bill of Lading

                                                 Phân loại vận đơn đường biển Bill of Lading

3.1. Căn cứ vào tính chất sở hữu 

Bill of Lading gồm 2 loại là: vận đơn theo lệnh và vận đơn đích danh. Chi tiết ở từng loại vận đơn sẽ được tách nhỏ thành những loại vận đơn như sau:

  • Vận đơn theo lệnh (Order Bill of Lading): Trong thương mại và vận quốc tế, đây là vận đơn thường được sử dụng nhất. Người vận tải sẽ giao hàng theo lệnh cho người gửi hàng hoặc người được ghi trên vận đơn.
  • Vận đơn đích danh (Straight Bill of Lading): là vận đơn cung cấp thông tin tên, địa chỉ, số điện thoại, email,.. của người nhận hàng, khi đó chỉ người được đề cập trong vận đơn mới có quyền nhận hàng.
  • Vận đơn vô danh (Bearer Bill of Lading): Người giao hàng sẽ xuất trình vận đơn này. Đây là một dạng vận đơn theo lệnh nhưng thông tin trên vận đơn không ghi theo lệnh của ai.

3.2. Căn cứ vào tình trạng vận đơn

  • Vận đơn hoàn hảo (Unclean Bill): là vận đơn liên quan đến hàng hoá vận chuyển không đảm bảo chất lượng, không phù hợp để vận chuyển bằng đường biển.
  • Vận đơn không hoàn hảo (Clean Bil): Là vận đơn bẩn, thông tin ghi chú về khuyết điểm của hàng hoá như bao bì rách, hộp móp méo, hạng có dấu hiệu bị ẩm.

3.3. Căn cứ vào pháp lý 

    • Vận đơn giao hàng bằng điện (Telex Release B/L): Đã có điện giao hàng nên người nhận hàng không cần xuất vận đơn gốc.
    • Vận đơn Copy B/L: còn gọi là bản photo của vận đơn gốc có nội dung giống như bản gốc, nhưng không chứa chữ ký tay.
    • Vận đơn gốc (Original B/L): là bản đầu tiên có chữ ký xác nhận bằng tay giữa đôi bên khi giao nhận hàng, nhiều trường hợp còn có con dấu. Người nhận hàng cần xuất trình vận đơn gốc này mới được lệnh giao hàng (D/O).
    • Vận đơn đã được xuất trình (Surrendered B/L): Là vận đơn được xuất trình cho hãng tàu, thường tại cảng xếp hàng (sau khi phát hành). Người nhận hàng chỉ cần làm thủ tục thanh toán các loại phí địa phương đầu cảng dỡ là có thể lấy D/O, không cần phải nộp hoá đơn gốc.
    • Giấy gửi hàng theo đường biển (Seaway Bill, viết tắt là SWB). Không có chức năng chứng từ sở hữu như Bill of Lading.
  • Vận đơn 3 bên (Switch Bill of Lading): Vận đơn này có liên quan đến mua bán sang tay giữa 3 bên, trong đó người bán cuối cùng và người mua sẽ không biết nhau, thông qua 1 bên trung gian.

3.4. Căn cứ vào hình thức vận chuyển 

  • Vận đơn thẳng (Direct B/L): hàng hoá được vận chuyển trực tiếp từ cảng bốc đến cảng dỡ mà không dùng đến quá trình chuyển tải.
  • Vận đơn chở suốt (Through B/L): hàng hóa sẽ chuyển giao qua một con tàu chuyên chở trung gian, sau đó mới đến địa chỉ bốc dỡ đã thoả thuận.
  • Vận đơn đa phương thức (Multimodal B/L): hàng hoá được vận chuyển qua nhiều hình thức, phương tiện.

3.5. Dựa vào nhà phát hành vận đơn 

  • Vận đơn nhà (House Bill of Lading): Do công ty giao nhận vận tải phát hành. Khi đó, người gửi và nhận hàng thường là chủ hàng hay gọi là công ty xuất khẩu.
  • Vận đơn chủ (Master Bill of Lading): Đây là vận đơn do hãng tàu phát hành. Người gửi và nhận hàng có thể là chủ hàng hoặc công ty giao nhận.

4. Chức năng của Bill of Lading

Bill of Lading có ba chức năng chính trong thương mại quốc tế như sau:

  • Chức năng biên lai: Xác nhận rằng hãng tàu/ người chuyên chở đã nhận hàng hóa từ chủ hàng để vận chuyển.
  • Chức năng chứng từ sở hữu: Điều chỉnh mối quan hệ giữa chủ hàng (người gửi) với người chuyên chở (hãng tàu) dựa trên thông tin Bill of Lading, người nắm giữ Bill of Lading là người có quyền nhận hàng.
  • Chức năng hợp đồng vận chuyển: Bill of Lading là bằng chứng cho hợp đồng vận chuyển hàng hóa giữa người gửi và người chuyên chở, bao gồm các điều kiện vận chuyển và trách nhiệm của các bên.

5. Nội dung chi tiết trên Bill of Lading

Một Bill of Lading thường bao gồm các thông tin sau:

  • Tên và địa chỉ của người gửi hàng: Thông tin về người gửi hàng, người sẽ chịu trách nhiệm gửi hàng hóa đi.
  • Tên và địa chỉ của người nhận hàng: Thông tin về người sẽ nhận hàng khi hàng đến nơi.
  • Mô tả hàng hóa: Chi tiết về loại hàng hóa, số lượng, khối lượng, và các đặc điểm khác.
  • Điều kiện vận chuyển: Các điều kiện và điều khoản liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa.
  • Ngày và nơi phát hành: Thời gian và địa điểm mà Bill of Lading được phát hành.
Nội dung trên Bill of Lading

                                   Một Bill of Lading cần đảm bảo đầy đủ các nội dung sau

6. Quy trình phát hành và sử dụng Bill of Lading

Quy trình làm Bill of Lading gồm nhiều bước và yêu cầu sự chính xác cao:

  • Chuẩn bị thông tin: Người gửi hàng cần cung cấp đầy đủ thông tin về hàng hóa và các điều kiện vận chuyển cho người chuyên chở.
  • Phát hành Bill of Lading: Sau khi nhận hàng hóa, người chuyên chở sẽ phát hành Bill of Lading và giao cho người gửi.
  • Chuyển giao Bill of Lading: Người gửi hàng sẽ chuyển Bill of Lading cho người nhận (thường thông qua ngân hàng nếu thanh toán bằng thư tín dụng).
  • Nhận hàng: Người nhận hàng sẽ xuất trình Bill of Lading tại điểm đích để nhận hàng.

7. Những câu hỏi thường gặp:

7.1. Bill of Lading có thể được phát hành dưới dạng điện tử không?

Có, ngày nay, Bill of Lading có thể được phát hành dưới dạng điện tử, giúp tăng cường tính an toàn và giảm thời gian xử lý.

7.2. Bill of Lading có thể bị hủy không?

Bill of Lading không thể bị hủy một khi hàng hóa đã được giao cho người chuyên chở, trừ khi có thỏa thuận khác giữa các bên liên quan.

7.3. Khi nào thì người nhận cần xuất trình Bill of Lading?

Người nhận cần xuất trình Bill of Lading tại cảng đến để nhận hàng hóa từ người chuyên chở. Đây là chứng từ xác nhận quyền sở hữu hợp pháp của hàng hóa.

Hy vọng qua bài viết trên đây, bạn đã phần nào có thêm thông tin cần thiết về Bill of Lading. Việc hiểu rõ và sử dụng đúng Bill of Lading giúp các doanh nghiệp bảo vệ quyền sở hữu hàng hóa, đảm bảo thanh toán và giảm thiểu rủi ro trong quá trình vận chuyển.