SOC (Shipper-Owned Container) ngày càng trở nên phổ biến nhờ khả năng tối ưu chi phí và linh hoạt trong quản lý hàng hóa trong lĩnh vực logistics. Vậy SOC là gì và tại sao doanh nghiệp nên lựa chọn thay vì phụ thuộc vào các hãng tàu truyền thống? Cùng Viettel Post tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây!
1. SOC là gì trong xuất nhập khẩu?
SOC (Shipper-Owned Container) là container do người gửi hàng sở hữu, không phải do hãng tàu cung cấp. Khi sử dụng SOC, bạn hoàn toàn kiểm soát container từ lúc đóng hàng đến khi vận chuyển xong, giúp linh hoạt hơn và giảm sự phụ thuộc vào hãng tàu.
Ngược lại, COC (Carrier-Owned Container) là container thuộc quyền quản lý của hãng tàu, và người gửi phải trả lại khi giao hàng xong.
2. Phí SOC là gì? Nguyên nhân phát sinh phí SOC
Phí SOC là loại phí phát sinh khi người gửi hàng cung cấp container riêng để vận chuyển hàng hóa thay vì sử dụng container do hãng tàu cung cấp. SOC thường được áp dụng trong các trường hợp người gửi hàng có container riêng hoặc thuê container ngoài từ các công ty cho thuê container.
Nguyên nhân phát sinh phí SOC:
- Sử dụng container riêng: Khi doanh nghiệp không muốn hoặc không thể sử dụng container do hãng tàu cung cấp, thay vào đó, doanh nghiệp sẽ sử dụng container riêng của mình. Điều này dẫn đến việc cần phải trả phí SOC cho hãng tàu hoặc công ty vận chuyển.
- Quản lý và bảo trì container: Để đảm bảo container của doanh nghiệp được vận chuyển an toàn, hãng tàu sẽ yêu cầu một số khoản phí để quản lý, duy trì và kiểm tra container. Việc sử dụng container riêng cũng có thể làm tăng chi phí vận hành của hãng tàu.
- Tăng cường tính linh hoạt cho người gửi hàng: Việc sử dụng container riêng có thể mang lại nhiều lợi ích về mặt linh hoạt cho người gửi hàng, nhưng cũng đồng nghĩa với việc phát sinh thêm phí để duy trì hoạt động.
- Các thủ tục thông quan kéo dài hoặc việc vận chuyển đến địa điểm xa cảng khiến thuê container từ hãng tàu không hiệu quả về chi phí.
- Việc tự sở hữu container cũng giúp hạn chế rủi ro khi giao hàng đến những khu vực bất ổn chính trị hoặc có quy trình xuất nhập khẩu phức tạp.
3. Những lợi ích của SOC bạn nên biết?
Việc sử dụng SOC trong xuất nhập khẩu là chiến lược giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong việc quản lý logistic, hạn chế phụ thuộc vào lịch trình và quy định của hãng tàu. Dưới đây là những lợi ích chính của việc sử dụng SOC.
- Tiết kiệm chi phí: SOC giúp doanh nghiệp tránh được các chi phi DEM/DET thường áp dụng cho hầu hết các container của hãng tàu. Điều này đặc biệt có lợi khi quá trình thông quan kéo dài hoặc cảng biển có thời gian miễn phí lưu container ngắn.
- Linh hoạt và kiểm soát tốt hơn: Với SOC, doanh nghiệp có thể chủ động kiểm tra và chọn loại container phù hợp với hàng hóa, giảm thiểu rủi ro mất mát hoặc hư hỏng. Container SOC cũng có thể dùng làm kho lưu trữ tạm thời tại điểm đến.
- Quảng bá thương hiệu: SOC cho phép doanh nghiệp dán logo hoặc nhãn hiệu trên container, tăng cường nhận diện trong quá trình vận chuyển giữa các quốc gia/khu vực.
4. Phân biệt giữa COC và SOC là gì?
SOC (Shipper-Owned Container) và COC (Carrier-Owned Container) là hai khái niệm quan trọng trong logistics, liên quan đến việc sở hữu và vận hành container.
Tiêu chí | SOC | COC |
Sở hữu | Container do người gửi hàng hoặc công ty vận tải sở hữu. | Container do hãng tàu cung cấp và quản lý. |
Kiểm soát và linh hoạt | Doanh nghiệp kiểm soát toàn bộ quy trình vận chuyển, giảm phụ thuộc vào hãng tàu. | Phù hợp với doanh nghiệp có nhu cầu vận chuyển thông thường, nhưng phụ thuộc vào thời gian và quy định của hãng tàu. |
Phí DEM/DET | Tránh được các phí lưu container lâu dài tại bãi (DEM) hoặc kho (DET) nếu quy trình thông quan kéo dài. | Nếu hàng không được chuyển đi đúng hạn, phí lưu container tại bãi hoặc kho sẽ tăng cao. |
Trường hợp sử dụng | Các chuyến hàng đến khu vực có thủ tục phức tạp hoặc địa điểm xa cảng, giúp tối ưu hóa chi phí. | Các chuyến hàng thường xuyên, không có yêu cầu đặc biệt về thời gian hoặc địa điểm giao nhận. |
Nhìn chung, SOC mang lại nhiều lợi thế về sự linh hoạt và giảm chi phí dài hạn nhưng đi kèm với trách nhiệm bảo trì và quản lý container. Trong khi đó, COC tiện lợi hơn cho các doanh nghiệp nhỏ hoặc lô hàng không đòi hỏi yêu cầu quản lý phức tạp.
5. Những câu hỏi thường gặp
5.1. SOC phù hợp cho loại hàng hóa nào?
SOC thường được sử dụng cho các mặt hàng yêu cầu kiểm soát chặt chẽ về chất lượng hoặc có thủ tục phức tạp, như hàng dược phẩm hoặc thực phẩm cần bảo quản lạnh.
5.2. SOC có gặp rủi ro gì không?
Một số rủi ro mà SOC thường gặp có thể kể đến như chi phí bảo trì container và khó khăn trong việc tìm container rỗng vào mùa cao điểm. Bên cạnh đó, chủ hàng cũng phải tự chịu trách nhiệm về tổn thất hoặc hư hỏng container trong quá trình vận chuyển.
SOC là mô hình quen thuộc đối với các doanh nghiệp muốn tối ưu chi phí vận chuyển và kiểm soát chuỗi cung ứng hiệu quả hơn. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ về SOC là gì. Nếu bạn đang tìm đối tác vận chuyển đáng tin cậy, Viettel Post chính là lựa chọn lý tưởng với các giải pháp logistics toàn diện và dịch vụ chuyên nghiệp. Liên hệ ngay với Viettel Post để nhận tư vấn và giải pháp vận tải phù hợp!